Khoa Thực phẩm và Hóa học tích cực, chủ động, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
- Thứ hai - 25/03/2019 10:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chất lượng đào tạo là mức độ đạt được so với các chuẩn của mục tiêu đào tạo được đề ra (chuẩn đầu ra) và mức độ thoả mãn yêu cầu của khách hàng, hay nói cách khác chất lượng đào tạo là những kiến thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên khi ra trường - đó là sản phẩm cuối cùng của nhà trường khẳng định giá trị của nhà trường với xã hội. Như vậy có thể thấy, chất lượng đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp hiện nay. Chất lượng đào tạo chính là lí do tồn tại; là uy tín, vị thế; là chữ tín, niềm tin của cha mẹ sinh viên, của xã hội đối với nhà trường. Chất lượng đào tạo tốt sẽ mang đến cơ hội việc làm lớn, là điều kiện thăng tiến, là đời sống, là thu nhập của học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chất lượng là nền tảng, cơ sở, điều kiện cần và đủ để mở rộng quy mô đào tạo của nhà trường
Vì vậy, trong những năm qua, trường Đại học Sao Đỏ đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng nhà trường theo hướng đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực vẫn phải đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo. Đó cũng là định hướng phát triển của Nhà trường, thể hiện trong tầm nhìn và sứ mạng của Nhà trường trong giai đoạn mới.
Chất lượng đào tạo, uy tín, vị thế như hiện nay của Nhà trường do nhiều yếu tố tạo nên. Đó là: nhà trường thường xuyên đổi mới trong quản lý, tạo điều kiện cho sự trưởng thành về chất lượng của đội ngũ nhờ có một chính sách chế độ tốt, cơ chế quản lý tạo động lực cho các đơn vị, cá nhân phát huy được những tiềm năng. Nhà trường thực hiện đồng bộ có hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo:
Vì vậy, trong những năm qua, trường Đại học Sao Đỏ đã không ngừng phát triển và mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng nhà trường theo hướng đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực vẫn phải đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo. Đó cũng là định hướng phát triển của Nhà trường, thể hiện trong tầm nhìn và sứ mạng của Nhà trường trong giai đoạn mới.
Chất lượng đào tạo, uy tín, vị thế như hiện nay của Nhà trường do nhiều yếu tố tạo nên. Đó là: nhà trường thường xuyên đổi mới trong quản lý, tạo điều kiện cho sự trưởng thành về chất lượng của đội ngũ nhờ có một chính sách chế độ tốt, cơ chế quản lý tạo động lực cho các đơn vị, cá nhân phát huy được những tiềm năng. Nhà trường thực hiện đồng bộ có hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo:
- Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào
- Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung chương trình kế hoạch tiến độ đào tạo
- Tổ chức quản lý hiệu quả quá trình đào tạo
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giảng viên, giảng viên.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
- Tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên
Thực hiện sứ mệnh và mục tiêu chất lượng của khoa và Nhà trường, Khoa TP&HH luôn tích cực thi đua trong giảng dạy, học tập và các hoạt động phong trào và đã thu được những thành tích đáng tự hào. Chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao, hằng năm 100% sinh viên trong khoa đều đủ điều kiện học tiếp; tỷ lệ sinh viên đạt XS+G+K các môn học > 50%, yếu kém <1%. Năm học 2017-2018 tỷ lệ sinh viên khóa 05 tốt nghiệp đạt 100%. Trong đó khá, giỏi chiếm trên 60%... Có được những thành tích trên là do Khoa TP&HH luôn tích cực, chủ động, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm không ngừng mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội.
Khoa thường xuyên tăng cường mối liên hệ hợp tác với các doanh nghiệp, nhà máy thực phẩm, hóa chất hàng đầu trong khu vực như: Công ty thủy sản II Quảng Ninh, Công ty cổ phần bia Hà Nội-Hải Dương, Công ty thực phẩm Trung Thành, Công ty Bánh kẹo Hữu nghị, Công ty TNHH Long Hải… cử sinh viên tham gia thực tập và giới thiệu sinh viên ra trường vào làm việc tại các công ty nhà máy qua đó giới thiệu quảng bá hình ảnh của khoa và nhà trường; giới thiệu sinh viên vào làm việc tại các công ty qua đó khẳng định chất lượng đào tạo của khoa với xã hội.
Mục tiêu, chương trình được coi là đích đến của quá trình đào tạo, mục tiêu chương trình tiên tiến, hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường, người sử dụng lao động, phù hợp với đối tượng người học sẽ góp phần lớn tạo nên chất lượng đào tạo; nội dung và kế hoạch tiến độ thể hiện mục tiêu đào tạo của ngành, thực hiện chuẩn đầu ra cho ngành. Hằng năm, Khoa và các bộ môn rà soát mục tiêu, chương trình, nội dung và kế hoạch tiến độ theo tinh thần giảm tải và theo hướng tăng cường thực hành, thí nghiệm giúp cho người học được rèn luyện nâng cao các kĩ năng tay nghề. Mỗi năm, Khoa cử từ 2 đến 3 giảng viên tham gia học tập thực tế tại các nhà máy để rèn luyện kĩ năng tay nghề, tích lũy kinh nghiệm sản xuất để phục vụ giảng dạy kết hợp với việc khảo sát nhu cầu nguồn lao động tại các nhà máy, doanh nghiệp để cập nhật hiệu chỉnh mục tiêu, chương trình, giáo trình phù hợp theo kịp với sự phát triển khoa học công nghệ và những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà doanh nghiệp yêu cầu. Về nội dung, kế hoạch Khoa thực hiện cập nhật hiệu chỉnh theo tinh thần giảm tải trong đào tạo và tuân theo quy định về điều kiện tiên quyết trong nội dung các học phần. Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo tính chính xác, logic, cập nhật kiến thức, trang bị đủ kiến thức, kĩ năng, thái độ của ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội; tỷ lệ thực hành ở kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm trên 50%.
Khoa luôn đổi mới mạnh mẽ trong quản lý đào tạo nhằm tạo điều kiện cho các bộ môn, giảng viên phát huy tính sáng tạo. Các hoạt động như: hoạt động học thuật, quản lý chất lượng môn học, quản lý quá trình đào tạo, dự giờ bình giảng, bồi dưỡng giảng viên… được các bộ môn chủ động triển khai tổ chức và tổng hợp báo cáo lãnh đạo khoa hàng tuần, hàng tháng... Bên cạnh việc giao quyền chủ động cho các bộ môn, giảng viên, khoa còn tăng cường quá trình kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công việc của bộ môn, giảng viên; kiểm tra việc chấp hành qui chế hành chính giáo vụ của giảng viên, tăng cường công tác thanh tra đào tạo…
Đội ngũ giảng viên hay người thầy chính là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo và thể hiện rõ nét, sâu sắc nhất trong mối quan hệ, tác động qua lại với người học, cụ thể:
Thứ nhất, người thầy truyền đạt kiến thức góp phần hình thành tri thức mới cho người học.
Thứ hai, người thầy hướng dẫn cho người học phương pháp tư duy, gồm tư duy độc lập, tư duy sáng tạo và tư duy phê phán.
Thứ ba, người thầy bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, lối sống… góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp cho người học.
Xác định rõ vai trò của người thầy trong giáo dục, Khoa TP&HH thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giảng viên, giảng viên cụ thể như: cử giảng viên tham gia học cao học, làm nghiêm cứu sinh; hiện nay khoa có 100% giảng viên có trình độ thạc sỹ và đang học nghiên cứu sinh. Cử giảng viên tham gia học tập thực tế tại các nhà máy, tham gia hội thảo khoa học về hóa học, thực phẩm… Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, Khoa còn phối hợp với tổ công đoàn, đoàn thanh niên thường xuyên bồi dưỡng đạo đức chính trị cho giảng viên, khơi dậy khát vọng cống hiến, lòng yêu nghề, yêu mái trường trong giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ.
Triển khai đưa thiết bị, máy móc, tăng cường cơ sở vật chất vào trong giảng dạy giúp người học hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề, củng cố, kiểm định giá trị chân lý của lý thuyết, rèn luyện kỹ năng tay nghề. Khoa thường xuyên chủ động tư vấn đề xuất với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường mua sắm trang thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy học tập và nghiêm cứu khoa học của giảng viên giảng viên và sinh viên trong khoa. Bên cạnh đó, khoa còn tăng cường công tác NCKH và sản xuất thiết bị đồ dùng dạy học. Hằng năm, khoa đều thực hiện từ 2 đến 3 đề tài NCKH, sản xuất từ 1 đến 2 thiết bị và áp dụng kết quả nghiên cứu các đề tài, khai thác triệt để các thiết bị dạy học tự làm vào giảng dạy một cách hiệu quả và đem lại hứng thú cho người học.
Tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên là một trong 2 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa TP&HH luôn chăm lo giáo dục toàn diện cho sinh viên cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng tay nghề và phẩm chất đạo đức văn hóa và nhân cách. Ngay từ những ngày đầu nhập học, Ban lãnh đạo khoa phối hợp với đoàn thanh niên, giảng viên chủ nhiệm giáo dục động cơ thái độ học tập cho sinh viên, giới thiệu về ngành nghề giúp các em sinh viên hiểu về ngành nghề mình theo học từ đó xác định được động cơ học tập rõ ràng và phương pháp học tập hiệu quả.
Giảng viên trong khoa luôn khuyến khích việc học nhóm của sinh viên, đồng thời mỗi giảng viên khi lên lớp luôn chủ động giao bài tập dưới dạng tiểu luận, dạng bài mang tính chất mở rộng để các em rèn thói quen làm việc trong thư viện cũng như tìm hiểu tài liệu trên mạng điện tử; hướng dẫn sinh viên cụ thể nội dung và tài liệu tham khảo giúp sinh viên dễ dàng tự học để chiếm lĩnh các tri thức.
Bên cạnh đó khoa xác định chỉ có học thật, thi thật và quản lý sinh viên một cách khoa học thì mới có thể giúp các em tránh khỏi sa ngã vào các tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trong quá trình tổ chức thi, khoa thực hiện nghiêm qui chế thi và xử lý nghiêm những sinh viên vi phạm qui chế từ đó hình thành ý thức học tập, ôn thi của sinh viên.
Khoa còn thường xuyên phối hợp với gia đình phụ huynh sinh viên trong việc quản lý quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên và khen thưởng sinh viên có thành tích học tập tốt một cách kịp thời nhân các đợt thi đua, ngày lễ lớn để mọi người cùng hưởng ứng và noi theo; đồng thời nghiêm khắc xử lý những sinh viên vi phạm nội qui, qui định của khoa, nhà trường như nghỉ học vô lý do nhiều, không tích cực trong học tập để đảm bảo kỷ cương, nề nếp, giáo dục.
Để thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng qui mô cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Tập thể giảng viên khoa phải đoàn kết thi đua không ngừng trong mọi hoạt động tạo ra động lực mạnh mẽ đưa qui mô và chất lượng khoa lên tầm cao mới. Mỗi giảng viên phải không ngừng tự trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tay nghề, bản lĩnh chính trị, phong cách nhà giáo đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Từng bộ môn phải chủ động thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình về mặt chuyên môn: biên soạn chương trình, giáo trình đề cương chi tiết, giảng dạy, sinh hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học… Tăng cường phân tích đánh giá chất lượng đào tạo, dự giờ đột xuất giảng viên và tăng cường công tác thanh tra kiểm tra quá trình đào tạo.
- Ban lãnh đạo khoa lập kế hoạch lâu dài cho việc giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa, dự tính trước xu hướng phát triển ngành nghề để có những chiến lược phù hợp; cần sát sao trong quá trình điều hành hoạt động của bộ môn và giảng viên. Bám sát kế hoạch của Đảng ủy, bam giám hiệu nhà trường trong quá trình đào tạo; tích cực, chủ động hơn nữa trong các hoạt động quản lý, hoạt động đào tạo và các hoạt động phong trào.
Với niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, ban giám hiệu Nhà trường, tinh thần đoàn kết, tiến công, tập thể cán bộ giảng viên giảng viên và sinh viên khoa quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng qui mô, khẳng định uy tín, vị thế của Nhà trường, quảng bá hình ảnh của khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội góp phần vào sự phát triển của Nhà trường.
Khoa thường xuyên tăng cường mối liên hệ hợp tác với các doanh nghiệp, nhà máy thực phẩm, hóa chất hàng đầu trong khu vực như: Công ty thủy sản II Quảng Ninh, Công ty cổ phần bia Hà Nội-Hải Dương, Công ty thực phẩm Trung Thành, Công ty Bánh kẹo Hữu nghị, Công ty TNHH Long Hải… cử sinh viên tham gia thực tập và giới thiệu sinh viên ra trường vào làm việc tại các công ty nhà máy qua đó giới thiệu quảng bá hình ảnh của khoa và nhà trường; giới thiệu sinh viên vào làm việc tại các công ty qua đó khẳng định chất lượng đào tạo của khoa với xã hội.
Mục tiêu, chương trình được coi là đích đến của quá trình đào tạo, mục tiêu chương trình tiên tiến, hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường, người sử dụng lao động, phù hợp với đối tượng người học sẽ góp phần lớn tạo nên chất lượng đào tạo; nội dung và kế hoạch tiến độ thể hiện mục tiêu đào tạo của ngành, thực hiện chuẩn đầu ra cho ngành. Hằng năm, Khoa và các bộ môn rà soát mục tiêu, chương trình, nội dung và kế hoạch tiến độ theo tinh thần giảm tải và theo hướng tăng cường thực hành, thí nghiệm giúp cho người học được rèn luyện nâng cao các kĩ năng tay nghề. Mỗi năm, Khoa cử từ 2 đến 3 giảng viên tham gia học tập thực tế tại các nhà máy để rèn luyện kĩ năng tay nghề, tích lũy kinh nghiệm sản xuất để phục vụ giảng dạy kết hợp với việc khảo sát nhu cầu nguồn lao động tại các nhà máy, doanh nghiệp để cập nhật hiệu chỉnh mục tiêu, chương trình, giáo trình phù hợp theo kịp với sự phát triển khoa học công nghệ và những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà doanh nghiệp yêu cầu. Về nội dung, kế hoạch Khoa thực hiện cập nhật hiệu chỉnh theo tinh thần giảm tải trong đào tạo và tuân theo quy định về điều kiện tiên quyết trong nội dung các học phần. Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo tính chính xác, logic, cập nhật kiến thức, trang bị đủ kiến thức, kĩ năng, thái độ của ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội; tỷ lệ thực hành ở kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm trên 50%.
Khoa luôn đổi mới mạnh mẽ trong quản lý đào tạo nhằm tạo điều kiện cho các bộ môn, giảng viên phát huy tính sáng tạo. Các hoạt động như: hoạt động học thuật, quản lý chất lượng môn học, quản lý quá trình đào tạo, dự giờ bình giảng, bồi dưỡng giảng viên… được các bộ môn chủ động triển khai tổ chức và tổng hợp báo cáo lãnh đạo khoa hàng tuần, hàng tháng... Bên cạnh việc giao quyền chủ động cho các bộ môn, giảng viên, khoa còn tăng cường quá trình kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công việc của bộ môn, giảng viên; kiểm tra việc chấp hành qui chế hành chính giáo vụ của giảng viên, tăng cường công tác thanh tra đào tạo…
Đội ngũ giảng viên hay người thầy chính là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo và thể hiện rõ nét, sâu sắc nhất trong mối quan hệ, tác động qua lại với người học, cụ thể:
Thứ nhất, người thầy truyền đạt kiến thức góp phần hình thành tri thức mới cho người học.
Thứ hai, người thầy hướng dẫn cho người học phương pháp tư duy, gồm tư duy độc lập, tư duy sáng tạo và tư duy phê phán.
Thứ ba, người thầy bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức, lối sống… góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp cho người học.
Xác định rõ vai trò của người thầy trong giáo dục, Khoa TP&HH thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giảng viên, giảng viên cụ thể như: cử giảng viên tham gia học cao học, làm nghiêm cứu sinh; hiện nay khoa có 100% giảng viên có trình độ thạc sỹ và đang học nghiên cứu sinh. Cử giảng viên tham gia học tập thực tế tại các nhà máy, tham gia hội thảo khoa học về hóa học, thực phẩm… Bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, Khoa còn phối hợp với tổ công đoàn, đoàn thanh niên thường xuyên bồi dưỡng đạo đức chính trị cho giảng viên, khơi dậy khát vọng cống hiến, lòng yêu nghề, yêu mái trường trong giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ.
Triển khai đưa thiết bị, máy móc, tăng cường cơ sở vật chất vào trong giảng dạy giúp người học hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề, củng cố, kiểm định giá trị chân lý của lý thuyết, rèn luyện kỹ năng tay nghề. Khoa thường xuyên chủ động tư vấn đề xuất với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường mua sắm trang thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng tốt cho nhu cầu giảng dạy học tập và nghiêm cứu khoa học của giảng viên giảng viên và sinh viên trong khoa. Bên cạnh đó, khoa còn tăng cường công tác NCKH và sản xuất thiết bị đồ dùng dạy học. Hằng năm, khoa đều thực hiện từ 2 đến 3 đề tài NCKH, sản xuất từ 1 đến 2 thiết bị và áp dụng kết quả nghiên cứu các đề tài, khai thác triệt để các thiết bị dạy học tự làm vào giảng dạy một cách hiệu quả và đem lại hứng thú cho người học.
Tăng cường công tác quản lý giáo dục học sinh, sinh viên là một trong 2 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Khoa TP&HH luôn chăm lo giáo dục toàn diện cho sinh viên cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng tay nghề và phẩm chất đạo đức văn hóa và nhân cách. Ngay từ những ngày đầu nhập học, Ban lãnh đạo khoa phối hợp với đoàn thanh niên, giảng viên chủ nhiệm giáo dục động cơ thái độ học tập cho sinh viên, giới thiệu về ngành nghề giúp các em sinh viên hiểu về ngành nghề mình theo học từ đó xác định được động cơ học tập rõ ràng và phương pháp học tập hiệu quả.
Giảng viên trong khoa luôn khuyến khích việc học nhóm của sinh viên, đồng thời mỗi giảng viên khi lên lớp luôn chủ động giao bài tập dưới dạng tiểu luận, dạng bài mang tính chất mở rộng để các em rèn thói quen làm việc trong thư viện cũng như tìm hiểu tài liệu trên mạng điện tử; hướng dẫn sinh viên cụ thể nội dung và tài liệu tham khảo giúp sinh viên dễ dàng tự học để chiếm lĩnh các tri thức.
Bên cạnh đó khoa xác định chỉ có học thật, thi thật và quản lý sinh viên một cách khoa học thì mới có thể giúp các em tránh khỏi sa ngã vào các tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trong quá trình tổ chức thi, khoa thực hiện nghiêm qui chế thi và xử lý nghiêm những sinh viên vi phạm qui chế từ đó hình thành ý thức học tập, ôn thi của sinh viên.
Khoa còn thường xuyên phối hợp với gia đình phụ huynh sinh viên trong việc quản lý quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên và khen thưởng sinh viên có thành tích học tập tốt một cách kịp thời nhân các đợt thi đua, ngày lễ lớn để mọi người cùng hưởng ứng và noi theo; đồng thời nghiêm khắc xử lý những sinh viên vi phạm nội qui, qui định của khoa, nhà trường như nghỉ học vô lý do nhiều, không tích cực trong học tập để đảm bảo kỷ cương, nề nếp, giáo dục.
Để thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng qui mô cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Tập thể giảng viên khoa phải đoàn kết thi đua không ngừng trong mọi hoạt động tạo ra động lực mạnh mẽ đưa qui mô và chất lượng khoa lên tầm cao mới. Mỗi giảng viên phải không ngừng tự trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tay nghề, bản lĩnh chính trị, phong cách nhà giáo đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Từng bộ môn phải chủ động thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình về mặt chuyên môn: biên soạn chương trình, giáo trình đề cương chi tiết, giảng dạy, sinh hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học… Tăng cường phân tích đánh giá chất lượng đào tạo, dự giờ đột xuất giảng viên và tăng cường công tác thanh tra kiểm tra quá trình đào tạo.
- Ban lãnh đạo khoa lập kế hoạch lâu dài cho việc giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo của khoa, dự tính trước xu hướng phát triển ngành nghề để có những chiến lược phù hợp; cần sát sao trong quá trình điều hành hoạt động của bộ môn và giảng viên. Bám sát kế hoạch của Đảng ủy, bam giám hiệu nhà trường trong quá trình đào tạo; tích cực, chủ động hơn nữa trong các hoạt động quản lý, hoạt động đào tạo và các hoạt động phong trào.
Với niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng ủy, ban giám hiệu Nhà trường, tinh thần đoàn kết, tiến công, tập thể cán bộ giảng viên giảng viên và sinh viên khoa quyết tâm thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng qui mô, khẳng định uy tín, vị thế của Nhà trường, quảng bá hình ảnh của khoa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội góp phần vào sự phát triển của Nhà trường.