Khoa Thực phẩm và Hóa học

http://hoathucpham.saodo.edu.vn


Cô, tôi và chữ tâm

Khi gió heo may mùa thu trở mình choàng lên vai sương lạnh để bước qua ngưỡng cửa chuyển mùa, thì tôi lại càng thêm nhớ về cô…Từ dịp đầu thu khai giảng tới dịp đó là quãng thời gian giúp tôi mến cô, yêu văn và nhiều hơn thế…
Cô giáo Tú Lan chủ nhiệm tôi lớp 7, lớp 8. Tới lớp 9 cô không chủ nhiệm lớp nữa nhưng cô vẫn tiếp tục dạy Văn. Các thầy cô giáo bộ môn chính như Toán, Văn luôn được – hay luôn được giao công việc chủ nhiệm. Lũ học trò “heo sữa” nghịch như quỷ sứ và dại dột không đâu kể xiết !
Môn học của cô có 5 tiết một tuần. Thời gian cô ở bên học trò nhiều hơn bất kì thầy cô nào khác. Chính vì vậy mà cô càng hiểu chúng tôi hơn. Tên cô giáo gợi cho tôi nhớ thật nhiều và yêu da diết một vần thơ mùa thu đi học:
Phố giao mùa nắng hạ rất hanh hao
Hương ngọc lan thơm như nỗi nhớ
Tôi mở ra trái tim run bỡ ngỡ
Con dế giật mình tròn xoe mắt hồn nhiên
Thương mùa thu khóm cúc dại ngủ yên…
    Sự quan tâm của cô đối với chúng tôi cũng dịu dàng như thế, những chú dế ngây thơ tròn xoe mắt trước những cảm xúc mới, hồi hộp lạ kì trước những tứ thơ hay mà cô truyền giảng… Nếu như gió mùa đông buốt lạnh, thì gió mùa thu lại cứ lan dần, lan dần, thấm sâu vào lòng người thật là dịu êm, và bài giảng của cô cũng vậy. Cô đến với chúng tôi cũng bằng cách thấm dần, thấm dần! Nề nếp và phong trào học tập của lớp đi vào ổn định và luôn dẫn đầu toàn trường cũng vì  phương pháp giáo dục của cô. Cô luôn là một tấm gương sáng để chúng tôi soi mình.Với cô không có khái niệm răn dạy học trò, mà cô giúp chúng tôi tạo ra khuôn khổ tự rèn mình, tự biết sai mà sửa. Theo cách nói của thầy giáo tôi hiện nay “học khi trong đầu không nhớ gì cả, nhưng khi cần thì có thể nói chuẩn xác” thì cũng như với cô, “Kỉ luật là phản xạ”. Rèn tri thức trở thành phản xạ cho mọi tình huống, đó gọi là học, đâu chỉ với văn chương! Bài học này tôi học mãi đến giờ vẫn chưa áp dụng hoàn chỉnh được…
           “Giọng cô trầm ấm, như lời mẹ ru”.Và tôi còn cảm thấy sự nhiệt thành của cô qua ánh mắt dịu dàng mà nghiêm khắc nữa, tưởng chừng như khi nhìn lên đôi mắt ấy, chất văn chương thấm vào tâm hồn non nớt của chúng tôi với thanh âm truyền cảm vô cùng.
Cô khơi dậy trong lòng tôi sự sáng tạo trong cảm nhận và viết văn. “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”… Phải “khơi những nguồn chưa ai khơi, và khởi nguồn những gì chưa có.” Văn chương và kể cả cuộc đời – hãy đừng chép theo kiểu mẫu của ai. Những lời cô lấy ví dụ từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao lớp 11 – vẫn theo tôi mãi đến tận bây giờ. Vì thế tôi cứ mong ngày đỗ cấp III để được học lại bài đó…
Trong những ngày chúng tôi miệt mài với hai kì thi quan trọng, thì mùa hè dường như đổ lửa xuống mái xi măng phòng học chúng tôi. Lưng áo cô bịn rịn ướt đầm… Vậy mà cô vẫn đi sâu bài giảng, với những câu thơ khó. Ngoài kia ánh mặt trời rát vô cùng nhưng trong bài học, mùa xuân mát dịu vẫn thật tuyệt vời! “Làn thu thủy, nét xuân sơn” – vẻ đẹp của nàng Kiều được đặc tả chỉ bằng vài nét chấm phá, song lại tôn lên vẻ đẹp thanh thoát của tâm hồn nhi nữ… Và tôi còn nhớ mãi trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”, khi giảng đến đoạn mùa xuân hoa về rực rỡ với một người thầm lặng hi sinh tuổi xuân vì đất nước, cô hỏi chúng tôi: “Mai này khi lớn lên, các em sẽ lựa chọn công việc gì để đóng góp cho quê hương mình? Đừng nghĩ cống hiến là những gì to lớn xa xôi, chỉ đơn giản là làm tốt những gì đang có!”
Không bao giờ tôi quên được nỗi vất vả của cô trong những năm cô dạy. Phụ huynh kì vọng, chỉ tiêu trường chuẩn, rồi lại trò nghịch phá của “bọn trẻ sắp đi khỏi nơi này”. Và còn nhiều hơn thế. Đó là Tâm huyết của cô, tấm lòng của một nhà giáo… Những bước đi của chúng tôi luôn có sự theo sát của cô. Tôi biết chấm Văn không đơn giản đúng sai như Toán. Cô thấm mồ hôi và thấm cả tâm hồn mình để chỉnh sửa bài cho chúng tôi. Mỗi bài văn tôi phải viết đi viết lại bao lần. Tôi từng run người khi gặp nụ cười của cô, bởi thế là tôi lại tiến bộ hơn một chút. Tới cuối năm học, mọi bài giảng đã trở thành bài văn trong sự nhẫn nại của cả cô và trò. Thế mà cô chỉ đưa chúng tôi tới hết kì thi tốt nghiệp. Một tháng ôn thi cấp III, cô cần sự tự lực của trò.
Được 8 điểm với duyên nợ Thúy Kiều, tôi lại vào lớp Văn, với cô giáo trẻ bằng tuổi học trò đầu tiên của cô. Tôi đi qua năm tháng phổ thông với sự định hướng của các thầy cô mới và nÒn t¶ng tõ cô giáo cấp II. Trước sự lựa chọn ngã rẽ cuộc đời, tôi viết thư hởi ý kiến cô. Cô khuyên: “Hãy lựa chọn theo đam mê và năng lực của em! Làm gì cũng được nhưng phải giỏi. Ở tuổi của cô, cô hiểu được “Thà làm một người thợ giỏi con hơn là một người thầy dốt”. Cè g¾ng lªn nhÐ!”
Lời khuyên của cô lại giúp tôi vững bước với niềm đam mê mới mẻ. Tôi học cách yêu ngành Công nghệ Thực phẩm. Chữ Tâm với nghề của cô luôn hiện lên trong tôi. Tôi không cố phải đi theo ngành của cô nữa. Tôi sẽ cố gắng để làm tốt công việc này.
Ở ngôi trường mới, tôi lại bắt đầu với những gì chưa biết. Càng đi sâu vào kiến thức chuyên ngành, tôi lại càng cảm thấy thích thú hơn. Các thầy cô luôn nhiệt tâm trong công tác giảng dạy. Khoa mới thành lập, với biết bao khó khăn buổi ban đầu, nhưng thầy cô vẫn dành cho chúng tôi những điều kiện học tập tốt nhất. Đôi khi có những niềm vui tuởng chừng như rất bình thường, nhưng đối với chúng tôi, đó lại là những niềm hạnh phúc thật lớn lao. Những buổi sinh hoạt có sự tham gia của lãnh đạo khoa, các thầy cô đã nhiệt tình chỉ cho chúng tôi cách học, cách rèn luyện các kĩ năng thiết yếu trong công việc, cách định hướng để tìm việc sau khi tốt nghiệp ra trường... Tất cả những điều đó đều xuất phát từ trải nghiệm thực tế của thầy cô nên thật sự đáng quý đối với chúng tôi.
Với cỏc khoa bạn trong trường thì việc đi xưởng là để nâng cao cả kiến thức và kĩ năng thì với chúng tôi đó còn là hạnh phúc nữa. Có những buổi thực hành mồ hôi thấm ướt đầm chiếc áo blouse trắng, thầy cô làm mẫu rồi hướng dẫn tận tình cho chúng tôi, đi hết tất cả các nhóm để kiểm tra. Nhóm này “thầy ơi”, nhóm kia “thầy ơi”... Có những thí nghiệm phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Phòng thực hành trở nên thân thuộc như gia đình... Nhiều khi tôi nghĩ có tương đồng gì chăng giữa niềm vui của ngày xưa – khi bài tập của tôi viết lại nhiều lần để đạt yêu cầu, với hạnh phúc của ngày hôm nay khi những thí nghiệm làm đi làm lại mới thành công?
Tôi tự hỏi mình có may mắn không khi luôn được sự chỉ bảo nhiệt tình như thế? Tôi có duyên với những gỡ mới mẻ hay không, khi khoá học của tôi là lứa sinh viên đầu tiên của khoa Công nghệ Thực phẩm và Hóa học? Sẽ phải làm gì để không phụ niềm tin tưởng của của thầy cô?
Khi nhớ về cô giáo dạy Văn, tôi vẫn nhớ về những trách nhiệm mà cô đã nói. Tụi có thể dừng chân lại nơi đâu khi quê hương còn nghèo khó, nụng sản nhiều mà khụng thu lại bao nhiờu. Trường học đã cho tôi kiến thức, cũng cho tôi niềm tin vững bước ngày mai. Trên con đường dài, tôi mang theo kiến thức, Tâm huyết của thầy cô. Một khuôn đúc và sự sáng tạo ngoài khuôn đúc sẽ làm nên thành công của tuổi trẻ chúng tôi. Với Công nghệ Thực phẩm, một ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người, rất cần theo nghề một chữ Tâm.
Tôi hiểu: học tập là bắt đầu với những gì mà mình hằng yêu mến.
Để một ngày, tôi được đến với cô:
- Thưa cô, em đã trở về !

Tác giả bài viết: CSV. Nguyễn Thị Chinh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây