Khoa Thực phẩm và Hóa học

http://hoathucpham.saodo.edu.vn


Các phương pháp duy trì chất lượng của thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày

         Việc chuẩn bị nhiều loại thực phẩm và dự trữ lâu ngày rất dễ bị hỏng. Để giữ cho thực phẩm tươi lâu và đảm bảo an toàn, vệ sinh, bạn cần bảo quản thực phẩm đúng cách. Bảo quản đúng cách sẽ giúp thực phẩm tươi lâu hơn, tránh hư hỏng gây lãng phí và hạn chế bệnh dịch
           Những thực phẩm khô như măng khô, nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đỗ… bạn nên bảo quản riêng từng loại, cho vào túi nilon hoặc hộp đựng thức ăn, để nơi khô ráo, thoáng mát. Khi sử dụng, tránh để những loại thực phẩm này dính nước, để nơi ẩm ướt sẽ làm chúng bị mốc, hoặc lên men. Những loại thực phẩm mốc là cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không sử dụng. Vì Người có thể bị nhiễm aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các động vật được nuôi bằng ngũ cốc ô nhiễm aflatoxin. Các nghiên cứu ở những vùng có tỷ lệ ung thư cao trên thế giới đều cho thấy nhiễm độc aflatoxin là nguy cơ chính gây ung thư gan.
          Thịt, cá: Muốn thịt và cá tươi lâu và không bị vi khuẩn xâm nhập, bạn nên rửa sạch và phân nhỏ từng phần thịt theo bữa rồi mới bỏ vào tủ lạnh để bảo quản. Khi nào cần nấu chỉ lấy phần đã chia nhỏ để đảm bảo thịt không bị ôi thiu.
Rau, củ, quả là loại thực phẩm rất dễ hỏng, nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ để ở nơi thoáng mát. Khi mua các loại rau, củ, quả, chúng ta nên chọn những sản phẩm còn tươi, có màu sắc tự nhiên, không dập nát, héo úa hay có mùi lạ...
 
hong5
 
Hình 1. Bảo quản thực phẩm đúng cách
          Trái cây cần rửa sạch sẽ, lau khô rồi cho vào bao nilon buộc chặt, để ở ngăn mát tủ lạnh. Riêng các loại rau chịu lạnh như bắp cải, súp lơ, cà rốt, cần tây… thì để trong túi nilon rồi cất trong tủ lạnh.
          Ớt: Thông thường chúng ta thường để ớt ở ngoài hoặc cho vào ngăn mát của tủ lạnh; tuy nhiên muốn ớt được tươi lâu bạn nên rửa sạch, để ráo, cất vào hộp đã đậy nắp và cho vào ngăn đá. Như vậy, ớt sẽ rất tươi và có màu như ban đầu.
          Gừng, cà rốt: Để gừng, cà rốt được ngon và tươi lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh mà hãy vùi cả củ gừng và cắm nửa thân dưới của cà rốt xuống lớp cát, hoặc đất, gừng, cà rốt sẽ tươi rất lâu.
Bánh chưng: Khi luộc xong, bạn nhớ vớt ra rửa sạch lá để hết nhựa và ráo. Xếp bánh cẩn thận thành nhiều lớp, cho vật nặng đè lên bánh thoát hết nước. Sau đó, chỉ cần treo bánh nơi khô thoáng, bánh sẽ để được rất lâu mà không bị hỏng.
          Giò chả: Cắt ra ăn nếu chưa dùng hết, lấy màng bọc thực phẩm bọc kín mặt cắt để chả không bị thâm đen và khô, cho vào túi nilon buộc kín, cất vào tủ lạnh. Bảo quản giò chả ở ngăn mát tủ lạnh thông thường thì có thể trữ được khoảng 10 ngày.
          Các loại mứt chứa nhiều đường nên dễ bị chảy nước, vì vậy cần cất trữ nơi kín không khí như trong túi nilon. Cách bảo quản lâu và an toàn hơn là cho vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa, rải một lớp đường lên trên mặt để hút ẩm, mứt sẽ giữ được mùi vị thơm ngon. 
          Dưa hành, củ kiệu. Khi cắt gốc, nhớ không cắt vào phần củ. Sau khi rửa để củ thật ráo nước, nếu không sẽ dễ bị hỏng. Đun sôi thật kỹ nước ngâm. Lượng muối vừa đủ, không quá nhạt thì sẽ để được lâu và không nổi váng trên bề mặt. Có thể mang cả vại dưa hành ra phơi nắng, dưa sẽ giòn và bảo quản được lâu hơn.
          Nguyên tắc bảo quản thực phẩm Thực phẩm đã nấu chín. Các loại thực phẩm sau khi đã nấu chín, nếu muốn bảo quản phải để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh sẽ làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng hơi nước dễ bị hỏng nhanh hơn. Bạn nên cho vào hộp kín và đậy nắp lại để tránh bị ảnh hưởng từ các thực phẩm sống. Phân loại thực phẩm. Nên phân loại và bảo quản riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, các loại rau củ và thịt cá tươi sống. Thức ăn dư thừa phải được đậy hoặc bọc lớp nilon kín.  Sơ chế thực phẩm trước khi lưu trữ. Nhiều người có thói quen bảo quản thịt sống và một số loại hoa quả tươi trong tủ lạnh ngay sau khi mua về mà không sơ chế hay vệ sinh sạch. Điều này khiến các loại vi khuẩn và mầm bệnh từ thực phẩm có điều kiện phát triển. 
          Cấp đông và rã đông đúng cách: Với thực phẩm cấp đông đá, bạn cần rã đông đúng cách để không làm mất giá trị dinh dưỡng. Hai phương pháp thường dùng là rã đông bằng ngăn mát tủ lạnh và bằng nước lạnh. Với thịt cá, bạn có thể thêm gừng tươi đập dập hay muối vào phần nước bên ngoài để thực phẩm tươi ngon hơn.
 Các chú ý khi rã đông:
          Rã đông phải nhanh ngăn chặn được sự thâm nhập và phát triển của vi khuẩn, hạn chế tổn thất dịch bào và khối lượng sản phẩm đến mức thấp nhất.
          Một miếng thịt để hạn chế tối đa việc mất các vitamin cũng như dịch bào, chất lượng và hương vị, tốt nhất nên chế biến ngay sau khi rã đông.
          Tốt nhất bạn nên cho thực phẩm đông lạnh vào ngăn lạnh vừa tiết kiệm điện chạy tủ lạnh vừa duy trì nhiệt độ lạnh cho sản phẩm, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
          Phải để thực phẩm giải đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.
   
hong6
Hình 2: Rã đông bằng nước lạnh
          Không nên mở hộp hay gói thực phẩm kín đến khi đá tan chảy hoàn toàn để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại. 
       Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng.
       Không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa. Nhưng bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín. 
       Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh. Khi rã đông thực phẩm đông lạnh nên để ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 đến 10 độ C.
 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây