Khoa Thực phẩm và Hóa học

http://hoathucpham.saodo.edu.vn


Hội thảo đầu bờ đề tài cấp Tỉnh năm 2020: Mô hình áp dụng sản phẩm màng phủ sinh học tự phân huỷ phục vụ sản xuất rau màu

        Ngày 14 tháng 12 năm 2020, Trường Đại học Sao Đỏ đã tổ chức hội thảo đầu bờ Mô hình áp dụng sản phẩm màng phủ sinh học tự phân huỷ phục vụ sản xuất rau màu. Đến dự hội thảo có TS. Đỗ Văn Đỉnh – Phó Hiệu trưởng, TS. Lê Lương Thịnh – Phó Giám đốc sở và các đ/c trong đoàn. Đại biểu đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp, các giảng viên, nghiên cứu viên, các hộ dân trồng dưa hấu, dưa lê, cà chua tại Thái Học, Cộng Hòa, Văn Đức, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Hội thảo đã tổ chức cho đại biểu Thăm quan “Mô hình áp dụng sản phẩm màng phủ sinh học tự phân huỷ phục vụ sản xuất rau màu” tại mô hình trồng dưa của ông Phạm Văn Thứ, trồng tại cơ sở 2, Trường Đại học Sao Đỏ. Địa chỉ: Km 78, Quốc lộ 37, phường Thái Học, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
        Tại buổi hội thảo TS. Đỗ Văn Đỉnh – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Sao Đỏ đã phát biểu giới thiệu tóm tắt về đề tài, các nội dung nhóm nghiên cứu đã thực hiện và yêu cầu nhóm nghiên cứu tập trung các nội dung của hội thảo như: Quy trình công nghệ sản xuất màng phủ sinh học tự phân hủy, báo cáo chi tiết các nội dung và kết quả triển khai mô hình, hiệu quả kinh tế, môi trường khi áp dụng sản phẩm của đề tài, các khó khăn khi triển khai thực hiện các nội dung của đề tài.
 
b754706cc79436ca6f85
TS. Đỗ Văn Đỉnh – Phó Hiệu trưởng phát biểu trong hội thảo
 
d8a70181b67947271e68
Ông Lê Lương Thịnh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội thảo.
 
1ff90ddcba244b7a1235
ThS. Bùi Văn Tú – Trường Đại học Sao Đỏ, Đại diện nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả triển khai “Mô hình áp dụng sản phẩm màng phủ sinh học tự phân huỷ phục vụ sản xuất rau màu”.
        Các nội dung chính đã được báo cáo như sau:
            - Sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước: Tóm tắt tổng quan các nghiên cứu sản xuất và ứng dụng màng phủ sinh học tự phân hủy trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Hải Dương.
            - Quan điểm của các quốc gia trên thế giới, các vùng lãnh thổ, chiến lược phát triển trong những năm tới của Việt Nam.
            - Kết quả nghiên cứu về khả năng giữ ẩm, khả năng hút ẩm, khả năng chống cỏ dại, khả năng tự phân hủy, khả năng bị vi sinh vật phân hủy của màng phủ sinh học tự phân hủy của đề tài, các mẫu đối chứng.
            - Kết quả tính toán sơ bộ hiệu quả kinh tế khi sử dụng màng phủ sinh học tự phân hủy của đề tài, các mẫu đối chứng.
            - Kết quả đánh giá chất lượng về độ giãn dài, độ bền kéo sản phầm mành phủ sinh học tự phân hủy của đề tài
28309e1429ecd8b281fd
TS. Đào Trọng Hiếu – Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp ý về Thực trạng và định hướng giảm thiểu chất thải nhựa”.
47661745a0bd51e308ac
TS. Hoàng Kim Huế - Viện Hóa học môi trường Quân sự phát biểu ý kiến “Lợi ích môi trường và tiềm năng sử dụng màng phủ có khả năng phân hủy sinh học trong nông nghiệp”.
6382cba17c598d07d448
Ông Phạm Văn Thứ - Chủ gia trại mô hình trồng dưa hấu tại Thái học, Chí Linh, Hải Dương phát biểu ý kiến cảm nhận kết quả áp dụng mô hình và so sánh tính năng của sản phẩm với sản phẩm đang sử dụng (đối chứng).
 
       Ông Phạm Văn Thứ cho rằng: Sản phẩm màng PE thông thường có nhiều ưu điểm như rẻ, bền, áp dụng với dưa hấu cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm PE thông thường là tốn nhiều chi phí xử lý sau khi không sử dụng được nữa (sau 3 vụ) như: thu dòn, chôn lấp, đốt, hoặc thuê công ty môi trường về chở đổ bỏ ra bãi rác. Với sản phẩm màng tự phân hủy của đề tài, việc sử dụng cũng tiện lợi về thao tác, hiệu quả về giữ ẩm, chống mọc cỏ tốt, có thể ứng dụng cho dưa hấu. Màng phủ có thể chôn lấp và tự phân hủy nên không gây nguy hại cho môi trường như PE thông thường, hơn nữa phần hữu cơ bị phân hủy, bào mòn sẽ lẫn vào trong đất sẽ là nguồn thức ăn tốt cho cây trồng.
3bfd70dcc724367a6f35
TS. Nguyễn Công Thành - Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang góp ý về “Một số giải pháp áp dụng màng phủ sinh học tự phân hủy hiệu quả trên rau màu”.
        Theo Tiến sĩ Thành, thành phần chính của màng phủ được làm bằng nhựa khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, do đó sau khi màng không sử dụng được thì khuyến cáo người nông dân cần thu gom màng phủ tập trung lại đốt tại các nhà máy xử lý rác hoặc tìm chỗ chôn lấp, không vứt bừa bãi vì màng phủ lưu tồn lâu ngày trong đất dễ gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm áp dụng 2 vụ, mỗi vụ kéo dài bao lâu, thời gian chờ giữa 2 vụ có làm cho sản phẩm bị phân hủy ảnh hưởng đến vụ sau không. Hàm lượng các chất hữu cơ trong công thức chiếm tới 30%, tuy nhiên còn những thành phần khác như: LDPE, phụ gia khác. TS. Nguyễn Công Thành cho rằng mô hình cải tiến có thể sử dụng hệ thống tưới nước tự động, giảm chi phí nhân công, quá trình bón phân có thể hòa tan trước và bơm theo các đường ống  vào gốc dưa, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
 
276a0945bebd4fe316ac
ThS. Nguyễn Công Hiếu – Công ty Hóa Thực phẩm Châu Á phát biểu ý kiến trong hội thảo
        Thạc sĩ Hiếu cho rằng việc áp dụng sản phẩm màng phủ sinh học là một xu hướng tất yếu của xã hội. Kết quả áp dụng mô hình khi so sánh với sản phẩm phân hủy trên thị trường là tương đương, sản phẩm có thể thay thế được màng phủ PE thông thường vốn làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
       Kết thúc buổi hội thảo TS. Ngô Hữu Mạnh – Chủ trì hội thảo đã tổng kết những ý kiến góp ý của các đại biểu, trao đổi những nội dung trọng tâm, trong đó làm nổi bật lợi ích của ”Mô hình áp dụng sản phẩm màng phủ sinh học tự phân huỷ phục vụ sản xuất rau màu”. Đồng thời yêu cầu nhóm tác giả tiếp thu những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, hộ dân để chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung, sản phẩm của đề tài. TS. Ngô Hữu Mạnh cảm ơn các vị đại biểu đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương, cảm ơn các vị đại biểu, các nhà khoa học, giảng viên, các hộ dân đã đến nghe và góp ý kiến cho nhóm tác giả khách quý và tuyên bố bế mạc hội thảo.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây