Bánh gai-sản phẩm truyền thống mang nét riêng biệt, độc đáo đang ngày được quan tâm đến chất lượng và thương hiệu
- Thứ hai - 18/01/2021 22:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bánh gai là loại bánh được làm bằng bột nếp trộn lẫn bột của lá cây gai, có màu đen nhánh, bao bọc bên trong là lớp nhân đậu xanh với dừa nạo sợi, hoặc hạt sen. Bánh được bao phủ bởi một lớp lá chuối – loại lá gói truyền thống. Bánh gai là một thức bánh đã góp phần làm nên nét đặc sắc của nền ẩm thực việt Nam.
Thị trường bánh gai ngày càng mở rộng, bánh gai được làm và bán quanh năm, nhưng thời điểm tiêu thụ lớn nhất ở một số địa phương là vào các ngày lễ tết, lễ hội. Tuy nhiên các làng bánh gai vẫn duy trì phương thức tự làm rồi tự tìm mối tiêu thụ, chưa tìm được đầu ra ổn định chô sản phẩm. Tuy nhiên theo xu thế phát triển của xã hội thì nhu cầu thị hiếu của con người ngày một cao. Các sản phẩm truyền thống có thể bị loại bỏ nếu không có sự phát triển, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu ngày càng cao đó. Vì vậy phát triển sản phẩm là khâu quan trọng trong sản xuất, cần chú ý quan tâm hơn vì nó có thể góp phần làm tăng doanh thu, lôi kéo khách hàng và nâng cao thương hiệu.
Theo thống kê của một số làng nghề sản xuất bánh gai trong cả nước, sản lượng bánh gai sản xuất ngày một tăng. Cụ thể bánh gai Tứ Trụ - làng Mía với gần 50 hộ chuyên sản xuất, mỗi ngày mỗi hộ sản xuất ra khoảng 1500 đến 1700 chiếc bánh hay ở thị trấn Ninh Giang – Hải Dương với 25 cơ sở sản xuất bánh gai, mỗi ngày có thể cho ra thị trường 1,2 vạn chiếc bánh. Bánh gai là một món ăn dân dã, có từ lâu đời của làng quê Việt Nam không chỉ bởi bánh gai ngon, bổ dưỡng mà nó còn thể hiện nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền trong cả nước. Bánh gai thường được sản xuất ở quy mô gia đình, tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại việc sản xuất bánh gai trên quy mô lớn đã trở nên thiết yếu không chỉ bởi tính tiện dụng mà còn vì tiềm năng phát triển có thể giúp nhiều người dân thoát nghèo, nâng cao thu nhập.
Khi nhu cầu ngày càng cao thì, thì yêu cầu đặt ra cho các sản phẩm thực phẩm truyền thống không chỉ dừng lại ở mức thưởng thức mà còn phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống thì việc nâng cao chất lượng cũng như tăng thời gian sử dụng sản phẩm mà không làm thay đổi chất lượng cũng dần được quan tâm. Vì vậy, thầy và trò khoa Thực phẩm và Hoá học đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bánh gai với tỷ lệ các thành phần vỏ bánh lá bột lá gai 10%, nước đường phên 40%, đường kính trắng 10% so với bột nếp; tỷ lệ các thành phần nhân bánh mứt bí 60%, dừa 20%, đường kính trắng 40% so với đậu xanh. Nghiên cứu là nguồn tài liệu quý giúp cho các nhà sản xuất quan tâm phát triển các sản phẩm truyền thống hiện nay.
Cây lá gai
Trong xu thế hội nhập cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp không khói, du lịch làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Những làng nghề thể hiện nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Nó giới thiệu một cách sinh động về đất nước và con người mỗi vùng miền và làng nghề sản xuất bánh gai cũng là một trong những số đó.Thị trường bánh gai ngày càng mở rộng, bánh gai được làm và bán quanh năm, nhưng thời điểm tiêu thụ lớn nhất ở một số địa phương là vào các ngày lễ tết, lễ hội. Tuy nhiên các làng bánh gai vẫn duy trì phương thức tự làm rồi tự tìm mối tiêu thụ, chưa tìm được đầu ra ổn định chô sản phẩm. Tuy nhiên theo xu thế phát triển của xã hội thì nhu cầu thị hiếu của con người ngày một cao. Các sản phẩm truyền thống có thể bị loại bỏ nếu không có sự phát triển, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu ngày càng cao đó. Vì vậy phát triển sản phẩm là khâu quan trọng trong sản xuất, cần chú ý quan tâm hơn vì nó có thể góp phần làm tăng doanh thu, lôi kéo khách hàng và nâng cao thương hiệu.
Theo thống kê của một số làng nghề sản xuất bánh gai trong cả nước, sản lượng bánh gai sản xuất ngày một tăng. Cụ thể bánh gai Tứ Trụ - làng Mía với gần 50 hộ chuyên sản xuất, mỗi ngày mỗi hộ sản xuất ra khoảng 1500 đến 1700 chiếc bánh hay ở thị trấn Ninh Giang – Hải Dương với 25 cơ sở sản xuất bánh gai, mỗi ngày có thể cho ra thị trường 1,2 vạn chiếc bánh. Bánh gai là một món ăn dân dã, có từ lâu đời của làng quê Việt Nam không chỉ bởi bánh gai ngon, bổ dưỡng mà nó còn thể hiện nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền trong cả nước. Bánh gai thường được sản xuất ở quy mô gia đình, tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại việc sản xuất bánh gai trên quy mô lớn đã trở nên thiết yếu không chỉ bởi tính tiện dụng mà còn vì tiềm năng phát triển có thể giúp nhiều người dân thoát nghèo, nâng cao thu nhập.
Khi nhu cầu ngày càng cao thì, thì yêu cầu đặt ra cho các sản phẩm thực phẩm truyền thống không chỉ dừng lại ở mức thưởng thức mà còn phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm truyền thống thì việc nâng cao chất lượng cũng như tăng thời gian sử dụng sản phẩm mà không làm thay đổi chất lượng cũng dần được quan tâm. Vì vậy, thầy và trò khoa Thực phẩm và Hoá học đã tiến hành nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất bánh gai với tỷ lệ các thành phần vỏ bánh lá bột lá gai 10%, nước đường phên 40%, đường kính trắng 10% so với bột nếp; tỷ lệ các thành phần nhân bánh mứt bí 60%, dừa 20%, đường kính trắng 40% so với đậu xanh. Nghiên cứu là nguồn tài liệu quý giúp cho các nhà sản xuất quan tâm phát triển các sản phẩm truyền thống hiện nay.
Sản phẩm bánh gai