Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm hiện nay ra sao?
- Chủ nhật - 24/05/2020 21:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Công nghệ thực phẩm là lĩnh vực khá đặc thù với cơ hội nghề nghiệp khá lớn. Đây cũng là ngành đang dẫn đầu về cơ hội việc làm hiện nay. Cùng iJobs.vn tìm hiểu chi tiết hơn về ngành Công việc thực phẩm này nhé!
Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm là một ngành học chuyên về việc hướng dẫn chế biến, bảo quản nông sản; cách thức kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; tìm tòi, nghiên cứu ra các sản phẩm mới, quản lý, vận hành quy trình sản xuất, tìm ra nguồn nguyên liệu mới phục vụ cho lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm.
Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm hiện nay ra sao?
Vai trò quan trọng của công nghệ thực phẩm trong đời sống hiện nay ngày càng tăng cao. Chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 7,5%, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến sẽ ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng, đặc biệt là sản phẩm sạch.
Các mảng chính của Công nghệ thực phẩm hiện nay mới chỉ dừng lại ở ngành rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, tinh bột…. Nếu mở rộng sang các lĩnh vực khác để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu thì đòi hỏi nguồn nhân lực không nhỏ.
Theo ước tính, ngành công nghệ thực phẩm xếp thứ 2 trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 - 2020, hứa hẹn trở thành ngành kinh tế chủ lực của nước ta trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Việt Nam được biết đến là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản có giá trị cao. Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế chứ chưa được chú trọng khai thác hiệu quả.
Để cải thiện được tình trạng này, cần đẩy mạnh hơn về trình độ công nghệ, trang thiết bị và trình độ nhân lực ở các lĩnh vực, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Đây là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội việc làm đầy triển vọng cho lĩnh vực này.
Công việc ngành công nghệ thực phẩm gồm những gì?
Nhân sự ngành công nghệ thực phẩm sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:
- Nhân viên kiểm định chất lượng (QA).
- Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC).
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm.
- Kỹ sư sản xuất (Production engineer).
- Nhân viên bếp.
- Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist).
- Kỹ thuật viên sản xuất.
- Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff).
- Nhân viên bộ phận thu mua.
- Nhân viên vận hành máy.
- Giám sát viên sản xuất (Production supervisor).
- Trình dược viên…
Ngành Công nghệ thực phẩm yêu cầu những kỹ năng gì?
Ngoài kiến thức chuyên môn thì nhân sự ngành công nghệ thực phẩm đòi hỏi có những kỹ năng nghề nghiệp đặc thù sau đây:
- Khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích.
- Đam mê công nghệ và nghiên cứu.
- Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
- Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao.
- Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…
Tìm việc ngành Công nghệ thực phẩm có khó không?
Như iJobs.vn đã nói ở trên, cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ thực phẩm hiện nay là rất triển vọng. Bạn có thể tìm việc làm đúng chuyên môn của mình theo các cách sau:
1. Ứng tuyển vào những công ty ở lĩnh vực thực phẩm đồ uống
- Tại những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống của Việt Nam đã quen thuộc với chúng ta như Tân Hiệp Phát, Hữu Nghị Food, Kinh Đô, Sài Gòn Food, T&T Group, Trung Nguyên, Vinamilk, TH True Milk, Vina Acecook, Vinacafe, Masan, Vissan, Cholimex…
- Bên cạnh đó, cơ hội ứng tuyển ngành công nghệ thực phẩm tại các công ty liên doanh nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam cũng rất rộng mở và đang trở thành xu hướng của nhân lực trẻ. Một số doanh nghiệp điển hình như: Pepsico, Coca-cola, Heineken, Nestlé, Sabeco, Abbott, Zagro, Carlberg, Ajinomoto, Kewpie, Cargill…
Với những bạn có mong muốn nghiên cứu, phát triển thì có thể thử sức ở nhưng Startup trong lĩnh vực này.
2. Tìm kiếm công việc ngành công nghệ thực phẩm
Những thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay được đăng tải trực tuyến trên chính website và fanpage của doanh nghiệp đó. Nếu bạn mong muốn có cơ hội làm việc tại một doanh nghiệp cụ thể, hãy theo dõi website và fanpage facebook của tổ chức đó thường xuyên để không bỏ lỡ tin tuyển dụng nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm việc làm nhanh chóng và hiệu quả tại các website tuyển dụng miễn phí hiện nay như iJobs, timviecnhanh, vieclam24h, vietnamworks, .... và chọn lựa công việc ngành công nghệ thực phẩm phù hợp với mình.
Công nghệ thực phẩm là gì?
Công nghệ thực phẩm là một ngành học chuyên về việc hướng dẫn chế biến, bảo quản nông sản; cách thức kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; tìm tòi, nghiên cứu ra các sản phẩm mới, quản lý, vận hành quy trình sản xuất, tìm ra nguồn nguyên liệu mới phục vụ cho lĩnh vực chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa mỹ phẩm.
Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm hiện nay ra sao?
Vai trò quan trọng của công nghệ thực phẩm trong đời sống hiện nay ngày càng tăng cao. Chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam, với dân số hơn 90 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 7,5%, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến sẽ ngày càng lớn và phong phú cả về mẫu mã lẫn chất lượng, đặc biệt là sản phẩm sạch.
Các mảng chính của Công nghệ thực phẩm hiện nay mới chỉ dừng lại ở ngành rượu, bia, nước giải khát, sữa và các sản phẩm từ sữa, tinh bột…. Nếu mở rộng sang các lĩnh vực khác để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu thì đòi hỏi nguồn nhân lực không nhỏ.
Theo ước tính, ngành công nghệ thực phẩm xếp thứ 2 trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 - 2020, hứa hẹn trở thành ngành kinh tế chủ lực của nước ta trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Việt Nam được biết đến là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản có giá trị cao. Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế chứ chưa được chú trọng khai thác hiệu quả.
Để cải thiện được tình trạng này, cần đẩy mạnh hơn về trình độ công nghệ, trang thiết bị và trình độ nhân lực ở các lĩnh vực, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Đây là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội việc làm đầy triển vọng cho lĩnh vực này.
Công việc ngành công nghệ thực phẩm gồm những gì?
Nhân sự ngành công nghệ thực phẩm sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí việc làm sau:
- Nhân viên kiểm định chất lượng (QA).
- Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC).
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D).
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm.
- Kỹ sư sản xuất (Production engineer).
- Nhân viên bếp.
- Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist).
- Kỹ thuật viên sản xuất.
- Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff).
- Nhân viên bộ phận thu mua.
- Nhân viên vận hành máy.
- Giám sát viên sản xuất (Production supervisor).
- Trình dược viên…
Ngành Công nghệ thực phẩm yêu cầu những kỹ năng gì?
Ngoài kiến thức chuyên môn thì nhân sự ngành công nghệ thực phẩm đòi hỏi có những kỹ năng nghề nghiệp đặc thù sau đây:
- Khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phân tích.
- Đam mê công nghệ và nghiên cứu.
- Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống.
- Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm cao.
- Nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng…
Tìm việc ngành Công nghệ thực phẩm có khó không?
Như iJobs.vn đã nói ở trên, cơ hội nghề nghiệp của ngành Công nghệ thực phẩm hiện nay là rất triển vọng. Bạn có thể tìm việc làm đúng chuyên môn của mình theo các cách sau:
1. Ứng tuyển vào những công ty ở lĩnh vực thực phẩm đồ uống
- Tại những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống của Việt Nam đã quen thuộc với chúng ta như Tân Hiệp Phát, Hữu Nghị Food, Kinh Đô, Sài Gòn Food, T&T Group, Trung Nguyên, Vinamilk, TH True Milk, Vina Acecook, Vinacafe, Masan, Vissan, Cholimex…
- Bên cạnh đó, cơ hội ứng tuyển ngành công nghệ thực phẩm tại các công ty liên doanh nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam cũng rất rộng mở và đang trở thành xu hướng của nhân lực trẻ. Một số doanh nghiệp điển hình như: Pepsico, Coca-cola, Heineken, Nestlé, Sabeco, Abbott, Zagro, Carlberg, Ajinomoto, Kewpie, Cargill…
Với những bạn có mong muốn nghiên cứu, phát triển thì có thể thử sức ở nhưng Startup trong lĩnh vực này.
2. Tìm kiếm công việc ngành công nghệ thực phẩm
Những thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện nay được đăng tải trực tuyến trên chính website và fanpage của doanh nghiệp đó. Nếu bạn mong muốn có cơ hội làm việc tại một doanh nghiệp cụ thể, hãy theo dõi website và fanpage facebook của tổ chức đó thường xuyên để không bỏ lỡ tin tuyển dụng nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm việc làm nhanh chóng và hiệu quả tại các website tuyển dụng miễn phí hiện nay như iJobs, timviecnhanh, vieclam24h, vietnamworks, .... và chọn lựa công việc ngành công nghệ thực phẩm phù hợp với mình.
Nguồn: https://ijobs.vn/