Tư vấn tuyển sinh ngành công nghệ thực phẩm
- Thứ hai - 14/06/2021 20:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một mùa thi mới sắp lại bắt đầu, đứng trước nhiều sự lựa chọn: Chọn ngành, chọn trường, chọn địa điểm học tập,…Bạn đang rất lo lắng và băn khoăn? Mình sẽ học ở trường nào, bậc học nào, ngành gì, để sau này tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay, có thu nhập tốt, cơ hội thăng tiến, phù hợp với sở trường và điều kiện hoàn cảnh gia đình.
1. Tiềm năng ngành Công nghệ thực phẩm
Lĩnh vực chế biến thực phẩm đã và đang là ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, cả nước hiện nay hàng ngàn các nhà máy chế biến thực phẩm lớn nhỏ tập trung tại các khu vực thành phố lớn như TPHCM, Bình Dương, Hà Nội và các khu vực lân cận,... Với xu hướng toàn cầu hóa, trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0), vấn đề cạnh tranh về chất lượng, giá thành thực phẩm và thị trường tiêu thụ càng gay gắt. Vì thế các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm ngày càng quan tâm đến lao động có trình độ cao nhằm sản xuất, chế biến ra những sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý tăng sức cạch tranh của sản phẩm trên thị trường.
Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI) dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm là 10,9% cho giai đoạn 2017 – 2019. Tại Việt Nam đã và đang có rất nhiều nhà máy thực phẩm của các tập đoàn quốc tế đầu tư sản xuất như Nestlé tại Hưng Yên, Cocacola Bắc Giang, Pepsicola, Orion, bia Heineken, bia Tiger,… hay trong nước nhiều công ty vươn lên phát triển mạnh mẽ như bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Công ty cổ phần sữa Việt Nam, Tập đoàn TH True milk, Bánh kẹo Kinh Đô,… Trong giai đoạn 2017 – 2025 dự kiến trung bình mỗi năm thị trường cần 12-15 ngàn lao động có trình độ trong lĩnh vực thực phẩm.
2. Ngành đón đầu xu thế hội nhập
Đạt trên 20% PIB (tổng sản lượng nội địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2020, công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng thích hợp để chào mời và làm hài lòng các kỹ sư công nghệ thực phẩm.
3. Kỹ sư, kỹ thuật viên ngành Công nghê Thực phẩm sẽ làm gì?
Đảm nhiệm các vị trí công việc như cán bộ đảm bảo chất lượng (QA), cán bộ kiểm soát chất lượng (QC), cán bộ kỹ thuật, điều phối viên, dinh dưỡng viên, phân tích chất lượng, kiểm định chất lượng,…tại:
- Công ty chế biến và kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước.
- Các trường, viện giảng dạy và nghiên cứu về thực phẩm.
- Các cơ sở phân tích kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm.
- Các cơ quản quản lý nhà nước về thực phẩm
4. Lợi thế khi học Công nghệ Thực phẩm tại Đại hoc Sao Đỏ
Với truyền thống 50 năm đào tạo, trường đã trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập của sinh viên, dần tiếp cận với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ 4.0.
- Được cam kết giới thiệu việc làm 100% sau khi tốt nghiệp.
- Được tham gia trải nghiệm học tập ở trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...)
- Tham gia thực tập và học tập tại những doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu: Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica,...
- Được miễn giảm học phí theo quy định của nhà nước
- Được xét cấp học bổng khi có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên.
- Nhà trường cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
- Sinh viên thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn phí 100% tiền nhà ở ký túc xá.
- Sinh viên có lực học khá trở lên được Nhà trường ưu tiên đi trải nghiệm thực tế từ 3 đến 6 tháng ở nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan….
5. Thông tin liên hệ
- Website: hoathucpham.saodo.edu.vn; facebook: Khoa Thực phẩm và Hoá học - Đại Học Sao Đỏ
- Hotline: 0934 375 210; 0914 016 158;
- Thầy Bùi Văn Tú – Trưởng bộ môn, 0984 871 583, buitu2802@gmail.com
- Cô Hoàng Thị Hòa – Trưởng khoa; 0934 375210;
1. Tiềm năng ngành Công nghệ thực phẩm
Lĩnh vực chế biến thực phẩm đã và đang là ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, cả nước hiện nay hàng ngàn các nhà máy chế biến thực phẩm lớn nhỏ tập trung tại các khu vực thành phố lớn như TPHCM, Bình Dương, Hà Nội và các khu vực lân cận,... Với xu hướng toàn cầu hóa, trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0), vấn đề cạnh tranh về chất lượng, giá thành thực phẩm và thị trường tiêu thụ càng gay gắt. Vì thế các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm ngày càng quan tâm đến lao động có trình độ cao nhằm sản xuất, chế biến ra những sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý tăng sức cạch tranh của sản phẩm trên thị trường.
Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI) dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm là 10,9% cho giai đoạn 2017 – 2019. Tại Việt Nam đã và đang có rất nhiều nhà máy thực phẩm của các tập đoàn quốc tế đầu tư sản xuất như Nestlé tại Hưng Yên, Cocacola Bắc Giang, Pepsicola, Orion, bia Heineken, bia Tiger,… hay trong nước nhiều công ty vươn lên phát triển mạnh mẽ như bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Công ty cổ phần sữa Việt Nam, Tập đoàn TH True milk, Bánh kẹo Kinh Đô,… Trong giai đoạn 2017 – 2025 dự kiến trung bình mỗi năm thị trường cần 12-15 ngàn lao động có trình độ trong lĩnh vực thực phẩm.
2. Ngành đón đầu xu thế hội nhập
Đạt trên 20% PIB (tổng sản lượng nội địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2020, công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng thích hợp để chào mời và làm hài lòng các kỹ sư công nghệ thực phẩm.
3. Kỹ sư, kỹ thuật viên ngành Công nghê Thực phẩm sẽ làm gì?
Đảm nhiệm các vị trí công việc như cán bộ đảm bảo chất lượng (QA), cán bộ kiểm soát chất lượng (QC), cán bộ kỹ thuật, điều phối viên, dinh dưỡng viên, phân tích chất lượng, kiểm định chất lượng,…tại:
- Công ty chế biến và kinh doanh thực phẩm trong và ngoài nước.
- Các trường, viện giảng dạy và nghiên cứu về thực phẩm.
- Các cơ sở phân tích kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm.
- Các cơ quản quản lý nhà nước về thực phẩm
4. Lợi thế khi học Công nghệ Thực phẩm tại Đại hoc Sao Đỏ
Với truyền thống 50 năm đào tạo, trường đã trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập của sinh viên, dần tiếp cận với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ 4.0.
- Được cam kết giới thiệu việc làm 100% sau khi tốt nghiệp.
- Được tham gia trải nghiệm học tập ở trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...)
- Tham gia thực tập và học tập tại những doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu: Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica,...
- Được miễn giảm học phí theo quy định của nhà nước
- Được xét cấp học bổng khi có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên.
- Nhà trường cam kết giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
- Sinh viên thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn phí 100% tiền nhà ở ký túc xá.
- Sinh viên có lực học khá trở lên được Nhà trường ưu tiên đi trải nghiệm thực tế từ 3 đến 6 tháng ở nước ngoài như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan….
5. Thông tin liên hệ
- Website: hoathucpham.saodo.edu.vn; facebook: Khoa Thực phẩm và Hoá học - Đại Học Sao Đỏ
- Hotline: 0934 375 210; 0914 016 158;
- Thầy Bùi Văn Tú – Trưởng bộ môn, 0984 871 583, buitu2802@gmail.com
- Cô Hoàng Thị Hòa – Trưởng khoa; 0934 375210;