Bộ môn Hóa - Thực phẩm

Giới thiệu ngành công nghệ thực phẩm
Mã ngành: 7540101
1. Công nghệ thực phẩm là gì?
       Công nghệ thực phẩm, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất/chế biến thực phẩm. Đồng thời, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu, sản phẩm mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học,…Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta.
tp0

2. Ngành công nghệ thực phẩm  học gì?
       Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng về cơ sở hóa học, vi sinh vật, hóa học thực phẩm, các quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm, phân tích hóa học, sinh học chuyên sâu, quản lý chất lượng và luật thực phẩm, quản trị chất lượng thực phẩm, dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề chuyên môn, kiến thức chuyên sâu để xử lý các tình huống, các sự cố phức tạp trong ngành Công nghệ thực phẩm. Đồng thời, sinh viên được đào tạo các kiến thức về quản lý, quản trị và điều hành hoạt động chế biến/sản xuất; thiết kế thí nghiệm trên các phần mềm, tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
       Vì các tính chất đặc thù của ngành, sinh viên sẽ thường xuyên được thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với các công việc phân tích thực tế, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn và tiến hành các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm.
tp3
 
tp1
 
tp5
3. Học ngành công nghệ thực phẩm ra làm gì?
       Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống (Bia, rượu, nước giải khát, thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, chè…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; Làm việc trong các phòng quản lý An toàn, vệ sinh thực phẩm của các trung tâm y tế dự phòng, Sở Nông nghiệp, Sở Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương,… 
 
tp2
 
tp5
 
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm phân tích độc tố gây mất an toàn trong nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
Một số vị trí công việc cụ thể: 
  • Cán bộ đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) 
  • Cán bộ kiểm soát chất lượng nguyên liệu (Quality Control) 
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Research & Development) 
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm (Food technology engineer)
  • Kỹ sư sản xuất (Production engineer) 
  • Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist) 
  • Kỹ thuật viên sản xuất (Production technician)
  • Cán bộ phòng thí nghiệm (Laboratory staff) 
  • Cán bộ vận hành máy (Machine operator)
  • Giám sát viên sản xuất (Production supervisor) 
  • Nhân viên kinh doanh (Salesman),…
4. Lợi thế khi học tại Trường Đại học Sao Đỏ
  • 100% được giới thiệu việc làm đúng ngành đào tạo
  • Được học tập trong môi trường hiện đại, năng động.
  • Được đào tạo kiến thức lý luận và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp;
  • Được tham gia các đợt kiến tập, thực tập cả trong và ngoài nước
  • Được tham gia các hội thảo chuyên ngành, sinh hoạt học thuật tại khoa;
  • Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao;
  • Được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho người học theo quy chế của Trường Đại học công lập;
  • Được hỗ trợ vay vốn học tập;
  • Thời gian đào tạo: 4,5 năm.
5. Liên hệ tư vấn
  • Để biết thêm thông tin, liên hệ:
  • Trường Đại học Sao Đỏ:
  • Địa chỉ: Số 24, phố Thái Học II, phường Sao Đỏ, Thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.  
  • Điện thoại: (0220) 3882 402.  Fax: (0220) 3882 921, Website: http://saodo.edu.vn
  • Khoa Thực phẩm & Hóa học:
  • Điện thoại: 0934375210, Website: http://hoathucpham.saodo.edu.vn,
  • Fanpage: facebook.com/khoathucphamhoahoc
Độ ngũ giảng  viên Bộ Môn Hóa - Thực phẩm (Danh sách)
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay50
  • Tháng hiện tại121,552
  • Tổng lượt truy cập5,214,781
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây