Ứng dụng chitosan kết hợp với nisin, natri diaxetat, natri lactat để bảo quản thịt lợn

Ứng dụng chitosan kết hợp với nisin, natri diaxetat, natri lactat để bảo quản thịt lợn

 07:22 15/12/2021

TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả tác dụng của các hợp chất sinh học chitosan kết hợp với nisin và các muối của axit hữu cơ (natri diaxetat, natri lactat) đến khả năng ức chế các vi sinh vật trên bề mặt thịt, kéo dài thời gian bảo quản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm thịt lợn. Các kết quả cho thấy nồng độ thích hợp của dung dịch là chitosan 0,83%; natri diaxetat 0,1%; natri lactat 2,92%; nisin 810,91IU/ml. Áp dụng phương pháp phun sương với áp lực phun là 5,4kg/cm2, lượng dung dịch phun là 20ml/kg và bao gói hút chân không trong túi PE thịt có thể kéo dài thời gian bảo quản thịt lợn tươi đến 15-16 ngày, trong khi đó mẫu đối chứng (thịt không qua xử lý) thời gian bảo quản chỉ khoảng 5-6 ngày.

Ứng dụng phương pháp lên men nhanh trong sản xuất giấm ăn từ hèm rượu

Ứng dụng phương pháp lên men nhanh trong sản xuất giấm ăn từ hèm rượu

 16:49 19/06/2020

Axit acetic là một acid hữu cơ quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chê biến thực phẩm. Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men giấm từ dịch hèm rượu như nồng độ đường, nồng độ các chất khoáng bổ sung. Mối quan hệ giữa các giá trị pH lên men, thời gian lên men, tỷ lệ men cái/dịch hèm rượu và nồng độ ethanol với hàm lượng acid acetic được khảo sát và xác định thông qua phương pháp đáp ứng bề mặt. Kết quả khảo sát điều kiện lên men acid acetic của chủng Acetobacter tropicalis ở nhiệt độ phòng (26÷28oC), nồng độ đường là 7,0%, nồng độ các chất khoáng MgSO4.5H2O: 0,4g/l, KH2PO4: 1,0g/l, (NH4)H2PO4: 0,8g/l, nồng độ ethanol của dịch lên men là 5,9%, pH lên men là 6,1, thời gian lên men là 8,1 ngày, tỷ lệ giống/dịch hèm rượu là 3,5% (men cái có mật độ vi khuẩn là 107CFU/ml). Lượng acid được tạo thành là 4,3%.

Ảnh hưởng của phân rác hữu cơ (compost) tới hàm lượng chất hữu cơ trong đất

Ảnh hưởng của phân rác hữu cơ (compost) tới hàm lượng chất hữu cơ trong đất

 07:27 27/12/2019

Phân rác hữu cơ (compost) có khả cải thiện cấu trúc vật lý của đất. Khi được sử dụng với hàm lượng thích hợp, việc bón compost đem đến cả lợi ích trước mắt và lâu dài tới cấu trúc của đất. Nó cải thiện cấu trúc của đất và tăng khả năng giữ nước. Khả năng liên kết này là do hàm lượng mùn trong đất. Mùn được tạo thành do sự phân huỷ các chất hữu cơ ở mức cao. Các thành phần của mùn (axit humic, axit fulvic) đóng vai trò như “chất keo” kết dính các hạt đất với nhau, làm cho chúng có khả năng chống xói mòn và tăng khả năng giữ ẩm của đất. Nội dung của nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của compost tới tính chất của đất trồng, cụ thể là khảo sát ảnh hưởng tới hàm lượng chất hữu cơ của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hàm lượng chất hữu cơ tổng số, chất mùn tổng số, axit humic, axit fulvic trong đất theo khảo sát đều được cải thiện đáng kể khi đất được bón phân rác hữu cơ.

RO6

Thẩm thấu ngược RO (reverse osmosis) – bước tiến vượt bậc trong công nghiệp xử lý nước

 08:16 25/11/2019

Công nghệ thẩm thấu ngược RO được khởi nguồn từ thế kỷ 18 bởi nhà vật lý thực hành người Pháp, thành viên Viện Hàn lâm Paris, Jean-Antoine Noilett. Sự ra đời của công nghệ này đã kéo theo hàng hoạt các ngành công nghiệp phát triển trong đó có ngành công nghiệp thực phẩm với việc loại bỏ vi khuẩn, các hạt, nitrate, chloroform, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, chất nhuộm, trihalomethanes, các chất hữu cơ khác…

Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn acid acetic để sản xuất thử nghiệm giấm ăn từ nguyên liệu chuối tiêu bằng phương pháp lên men nhanh

Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn acid acetic để sản xuất thử nghiệm giấm ăn từ nguyên liệu chuối tiêu bằng phương pháp lên men nhanh

 09:31 25/10/2018

Acid acetic là một acid hữu cơ quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chê biến thực phẩm. Mục đích của nghiên cứu nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn acetic có khả năng tạo nhiều acid acetic và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men. Phân lập được thực hiện trong môi trường YPGD bổ sung 4,0% (v/v) ethanol, 0,5% CaCO3(w/v). Kết quả đã tuyển chọn được 01 loài vi khuẩn được dự đoán là Acetobacter tropicalis và được đặt tên là chủng A. tropicalis SĐ01. Chủng này tạo vòng halo có kích thước lớn và thích nghi tốt với môi trường dịch ép chuối. Mối quan hệ giữa các giá trị pH lên men, thời gian lên men, tỷ lệ men cái/nguyên liệu và nồng độ ethanol với hàm lượng acid acetic được khảo sát và xác định thông qua phương pháp đáp ứng bề mặt. Kết quả khảo sát điều kiện lên men acid acetic của chủng Acetobacter tropicalisở nhiệt độ phòng (26÷280C), nồng độ ethanol của dịch lên men là 4,4%, pH lên men là 6,5, thời gian lên men là 9 ngày, tỷ lệ giống/nguyên liệu là 6,0% (men cái có mật độ vi khuẩn là 107TB/ml). Lượng acid acetic được tạo thành là 3,32%.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay3,347
  • Tháng hiện tại39,608
  • Tổng lượt truy cập5,048,715
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây