Chất chống oxy hóa từ thực vật và phương pháp phân tích trong nghiên cứu

Chất chống oxy hóa từ thực vật và phương pháp phân tích trong nghiên cứu

 08:21 06/07/2018

Từ thực tiễn cuộc sống, con người đã biết tìm ra được nhiều loại thực vật vừa có tác dụng dinh dưỡng, vừa có tác dụng điều trị bệnh tật. Thực vật cũng là một nguồn tuyệt vời chứa các chất chống oxi hóa. Các hợp chất phenolic, là những chất chống oxi hóa tự nhiên, được phát hiện phổ biến trong các loại thực vật. Chúng đã được báo cáo là có nhiều chức năng sinh học quý bởi vì chúng có khả năng trì hoãn hiệu quả quá trình oxi hóa chất béo và do đó góp phần cải thiện chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được các phần của thực vật chứa nhiều chất chống oxi hóa như: Flavonoids, tannins, vitamins, quinines, coumarins, lignan, ligin và các hợp chất phenolic khác. Vì vậy, thực vật sẽ là một nguồn nguyên liệu tốt để thu nhận và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học.
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới thuộc Đông Nam Á. Hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với xấp xỉ 2.500 loài thực vật được nhận diện. Nhiều loại thực vật trồng ở Việt Nam đã được sử dụng trong y học, dược liệu từ lâu đời vì những đặc tính sinh học đa dạng của nó. Thực vật dược liệu trồng ở Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong vài thập kỷ qua. Có thể nói Việt Nam có nguồn thực dồi dào phục vụ tốt cho lĩnh vực thực phẩm cũng như dược phẩm.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay381
  • Tháng hiện tại121,883
  • Tổng lượt truy cập5,215,112
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây