Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

  •   24/06/2019 10:58:00 PM
  •   Đã xem: 2637

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,25g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (30mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mới quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷24 0Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷400 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,0÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu trực tâm quay (Rotatable Central Composite Design) và ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 23,4; Tỷ lệ nấm men, 353,6mg/l; pH, 4,1; Thời gian, 4,4 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,9 điểm, đạt loại tốt.

Nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ mầm đậu xanh (Vigna radiata)

Nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ mầm đậu xanh (Vigna radiata)

  •   09/04/2019 11:23:00 PM
  •   Đã xem: 2422

Hạt đậu xanh nảy mầm chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng tốt cho con người như acid amin, hợp chất chống oxy hóa, các chất khoáng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C tăng lên rất nhiều khi hạt chưa nảy mầm. Mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất nước giải khát từ mầm đậu xanh. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình công nghệ và quy trình chế biến được đề xuất như sau: Thời gian ươm mầm hạt đậu xanh 38,2 giờ, nhiệt độ ươm mầm 29,4oC. Quy trình sản xuất: Đậu xanh được phân loại, làm sạch đem ươm mầm (lượng nước/ đậu xanh 3/1, nhiệt độ nước ươm mầm 29,4 oC, thời gian 38,2 giờ), làm sạch vỏ rồi mang nghiền, lọc (bổ sung nước với tỷ lệ 3/1), phối trộn (đường 4%), gia nhiệt, rót chai, ghép nắp, thanh trùng (t0 = 90oC, T = 15 phút), sản phẩm. Sản phẩm sau khi sản xuất được đánh giá theo quy chuẩn Việt Nam về đồ uống không cồn.

Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn acid acetic để sản xuất thử nghiệm giấm ăn từ nguyên liệu chuối tiêu bằng phương pháp lên men nhanh

Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn acid acetic để sản xuất thử nghiệm giấm ăn từ nguyên liệu chuối tiêu bằng phương pháp lên men nhanh

  •   24/10/2018 10:31:00 PM
  •   Đã xem: 2488

Acid acetic là một acid hữu cơ quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chê biến thực phẩm. Mục đích của nghiên cứu nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn acetic có khả năng tạo nhiều acid acetic và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men. Phân lập được thực hiện trong môi trường YPGD bổ sung 4,0% (v/v) ethanol, 0,5% CaCO3(w/v). Kết quả đã tuyển chọn được 01 loài vi khuẩn được dự đoán là Acetobacter tropicalis và được đặt tên là chủng A. tropicalis SĐ01. Chủng này tạo vòng halo có kích thước lớn và thích nghi tốt với môi trường dịch ép chuối. Mối quan hệ giữa các giá trị pH lên men, thời gian lên men, tỷ lệ men cái/nguyên liệu và nồng độ ethanol với hàm lượng acid acetic được khảo sát và xác định thông qua phương pháp đáp ứng bề mặt. Kết quả khảo sát điều kiện lên men acid acetic của chủng Acetobacter tropicalisở nhiệt độ phòng (26÷280C), nồng độ ethanol của dịch lên men là 4,4%, pH lên men là 6,5, thời gian lên men là 9 ngày, tỷ lệ giống/nguyên liệu là 6,0% (men cái có mật độ vi khuẩn là 107TB/ml). Lượng acid acetic được tạo thành là 3,32%.

Nghiên cứu sản xuất bánh mì đen có bổ sung bột ca cao

Nghiên cứu sản xuất bánh mì đen có bổ sung bột ca cao

  •   09/10/2018 09:44:00 PM
  •   Đã xem: 1718

Nghiên cứu này nhằm đề xuất quy trình sản xuất bánh mì đen (black bread) bổ sung bột ca cao tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Bột mì đen và bột mì trắng, bột ca cao được xác định thành phần protein, lipide, carbohydrate, gluten bột mì, độ ẩm, đánh giá cảm quan. Kết quả nghiên cứu đã cho phép đề xuất quy trình sản xuất bánh mì đen với thành phần nguyên liệu ban đầu đưa vào phối trộn và chế độ công nghệ thích hợp. Thành phần phối trộn ban đầu được xác định gồm (i) tỷ lệ bột giữa bột mì đen và bột mì trắng là 1/0,5, (ii) lượng bột ca cao bổ sung là 12% so với tổng nguyên liệu, (iii) tỷ lệ giữa nước và bột là 0,6/1, (iv) hàm lượng muối bổ sung là 0,6%, (v) lượng nấm men cho vào để ủ là 0,06%, và (vi) nồng độ calcium propionate là 500 ppm; Các chế độ công nghệ được lựa chọn gồm (i) thời gian nhào là 7 phút; nhiệt độ lên men bánh là 32o C, (ii) thời gian ủ là 110 phút, (iii) thời gian nướng bánh là 20 phút, (iv) nhiệt độ nướng bánh mặt dưới là 190o C và mặt trên là 180o C. Bánh mỳ được sản xuất với các thông số công nghệ như trên có ; thời gian bảo quản tối đa phẩm là 4 ngày ở nhiệt độ phòng.
Sản phẩm bánh mì đen có hàm lượng các thành phần: Độ ẩm 21%, protein 11,2%, lipid 1,85%, đường tổng số 24,5%, độ tro 1,6%. Chỉ tiêu vi sinh vật tổng số 0,1 x103 cfu/g, nấm mốc 10 cfu/g đạt yêu cầu theo TCVN 7406:2004. Kết quả phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm bánh mì đen cho thấy sản phẩm đạt tiêu chuẩn về vi sinh của bánh mì và được người dùng chấp nhận ở mức độ khá.

Biological Characteristics And Biosynthesis Of Exopolysaccharides (Eps) From Cordyceps Militaris Fna5 Using Submerged Fermentation

Biological Characteristics And Biosynthesis Of Exopolysaccharides (Eps) From Cordyceps Militaris Fna5 Using Submerged Fermentation

  •   09/10/2018 09:36:00 PM
  •   Đã xem: 1297

Biological Characteristics And Biosynthesis Of Exopolysaccharides (Eps) From Cordyceps Militaris Fna5 Using Submerged Fermentation
Nguyen D. Thang, Pham T. Huyen, Bui V. Ngoc, Nguyen P. Nhue, Nguyen V. The, Dang T.T. Duong, Hoang T. Yen, Phi Q. Tien
Institute of Biotechnology, Vietnam Academy of Science and Technology, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay
Asbtract
Cordyceps militaris, a medicinal mushroom, is one of the well-known insect fungi that contain many bioactive compounds such as polysaccharides, cordycepin, adenosine, etc. These compounds show remarkable biological activities, for example, antitumor, immunomodulating, antioxidant, and pro-sexual agent. Thus, the aim of this work is to characterize and optimize the biosynthesis of exopolysaccharides from C. militaris FNA5 strain using submerged fermentation. The strain FNA5 was isolated in the Pu Mat National Park, Nghe An province. Then, ITS region of the strain FNA5 was PCR amplified and used as a molecular marker for identification of fungal species. The output showed that this strain belongs to the genus Cordyceps militaris. The optimal physical and nutritional conditions for production of exopolysaccharides were investigated by individually varying one variable at a time. The suitable physical conditions were determined as follows: pH 6, temperature 25o C, rate of inoculum 3% (v/v), inoculum age 84h, incubation time 15 days. The optimal medium proportion was 3% glucose, 1% peptone, 0.05 % K2HPO4 , 0.07 % KH2PO4 , and 0.05% MgSO4 .7 H2O. At such conditions the maximum yield of exopolysaccharides (EPS) was achieved as 2031.241 mg l -1 . These fingdings indicated that newly developed medium could be used in the industrial production of EPS and other bioactive substances from the FNA5 strain contributing to promote public health in Vietnam.

Nghiên cứu ứng dụng enzyme amylase thủy phân tinh bột, sản xuất thử nghiệm nước giải khát sắn dây

Nghiên cứu ứng dụng enzyme amylase thủy phân tinh bột, sản xuất thử nghiệm nước giải khát sắn dây

  •   21/09/2018 05:36:00 AM
  •   Đã xem: 4620

Sắn dây được khoa học chứng minh là bổ dưỡng và có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Tại các tỉnh phía bắc diện tích trồng cây sắn dây liên tục gia tăng trong những năm qua. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định đặc tính thủy phân tinh bột sắn dây của amylase và sử dụng dịch thủy phân để sản xuất nước giải khát sắn dây bổ dưỡng. Các thông số công nghệ đã được xác định là: tỉ lệ bột sắn dây/ nước: 9/100 (w/v); nhiệt độ hồ hoá tinh bột: 700C; thời gian hồ hoá tinh bột: 6 phút; nồng độ enzyme α-amylase: 0,035%, β-amylase: 0,035%; nhiệt độ thuỷ phân tinh bột: 650C; pH thuỷ phân: 5,6; thời gian thuỷ phân: 2,5h; chế độ thanh trùng ở nhiệt độ 900C trong 15 phút. Nước giải khát sắn dây được bổ sung thêm chất tạo ngọt hỗn hợp aspartame/acesulfame K 0,02% (w/v), khoáng canxi 5mg%, axit citric 0,03% (w/v) và kali sorbate 0,01% (w/v).

Khả năng kháng oxy hóa, kháng ung thư của cordycepin

Khả năng kháng oxy hóa, kháng ung thư của cordycepin

  •   22/06/2018 05:25:00 AM
  •   Đã xem: 2500

Cordycepin (3’- deoxyadenosine) là một purine alkaloid bị mất một oxy ở vị trí 3’ phần đường ribose, công thức phân tử của cordycepin là C10H13N5O3, phân tử lượng 251, nhiệt độ nóng chảy là 230 – 231o C, độ hấp thụ cao nhất ở bước sóng 260 nm, có thể hòa tan trong dung dịch đệm muối, methanol hay ethanol, nhưng không hòa tan trong benzen, ether hay chloroform, các nhà khoa học thường sử dụng saline khử trùng hoặc đệm phosphates để hòa tan cordycepin. Cordycepin là một loại đồng phân của một nucleoside có cấu trúc tương tự như adenosine, nó không có nhóm 3’ hydroxyl đã tạo nên nhiều đặc tính, cản trở nhiều quá trình hóa sinh và phân tử như tổng hợp purine, tổng hợp DNA/RNA, truyền các tín hiệu mTOR (Mammalian Target of Rapamycin)…(Hardeep S. Tuli et al., 2014).

Biến tính cao su etylen-propylen-dien bằng cao su butadien

Biến tính cao su etylen-propylen-dien bằng cao su butadien

  •   14/11/2017 09:59:00 AM
  •   Đã xem: 1638

Cao su etylen-propylen-dien (EPDM) có khả năng bền thời tiết cao song tính chất cơ học thấp, giá thành cao. Chính vì vậy, để cải thiện tính chất cơ học cũng như giảm giá thành cho vật liệu này, người ta thường biến tính bằng cao su hay nhựa nhiệt dẻo khác. Riêng blend trên cơ sở EPDM với cao su butadien (BR) cũng đã được một số tác giả nghiên cứu với những mục tiêu khác nhau. Công trình này nghiên cứu nghiên cứu biến tính EPDM bằng cao su butadien (BR) để nâng cao tính năng cơ học và giảm giá thành cho vật liệu sử dụng làm nền cho việc chế tạo vật liệu nanocompozit với nanosilica.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập93
  • Hôm nay7,084
  • Tháng hiện tại59,843
  • Tổng lượt truy cập5,290,122
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây