Cải thiện độ trong và bảo vệ màu sắc cho sản phẩm rượu vang sim

Cải thiện độ trong và bảo vệ màu sắc cho sản phẩm rượu vang sim

 13:53 24/12/2021

Độ đục và sự kết tủa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cảm quan của rượu vang sim. Bên cạnh đó, màu sắc của sản phẩm sẽ bị suy giảm theo thời gian khi biện pháp bảo vệ không có hiệu quả. Enzyme pectinase đã được nghiên cứu trong khoảng 0,050,08% (v/w), thời gian xử lý 1,5  3,0 giờ, nhiệt độ 45oC, pH = 4,0 nhằm giảm tác hại của độ đục. Phương pháp hóa học (chitosan) cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Ba loại chitosan bao gồm: Chitosan tôm thẻ, chitosan tôm sú, chitosan ghẹ xanh. Nồng độ dung dịch chitosan 2,0% (pha trong acid citric 1,5%) được thiết kế trong khoảng 0,5  2,0% (v/v). Sodium meta bisunfit 30 mg/l được thêm vào ở công đoạn thanh trùng trước khi lên men và sau quá trình lên men phụ để bảo vệ anthocyanin trong rượu vang sim. Acid ascorbic được bổ sung ở các nồng độ 0,20, 0,25, 0,30% (w/v) nhằm hỗ trợ quá trình chống oxy hóa của anthocyanin. Kết quả đã xác định nồng độ enzyme pectinase tốt nhất là 0,07% (v/w), thời gian xử lý 2,5 giờ. Dịch lên men được lọc thu dịch và lên men phụ ở điều kiện nhiệt độ 10oC trong 15 ngày. Dung dịch chitosan tôm sú sử dụng là 1,5% (v/v), thời gian 3,0 giờ. Độ truyền quang (T) của rượu vang sau quá trình lắng đạt 81,7%. Hỗn hợp được lọc thô bằng túi lọc trước khi đi qua thiết bị lọc rượu vang với kích thước màng 1  2m. Sản phẩm thu được có độ truyền quang ở 660 nm là 89,7%. Citric được sử dụng với nồng độ là 0,0225% (w/v), acid ascorbic nồng độ 0,20%. Rượu vang sim được đánh giá cảm quan bằng phương pháp QDA cho kết quả cao, đáp ứng tốt yêu cầu về các chỉ tiêu của sản phẩm.

Qua sim

Sử Dụng Saccharomyces Cerevisiae Rv002 Để Lên Men Rượu Vang Từ Quả Sim (Rhodomyrtus Tomentosa)

 15:41 10/06/2021

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chủng Saccharomyces cerevisiae RV002 khi lên men nguyên liệu sim được trồng và thu hoạch tại Chí Linh, Hải Dương. Các yếu tố như tỷ lệ nguyên liệu/nước (1,0/1,0 ÷ 1,0/2,0 w/v), tỷ lệ nấm men (0,15 ÷ 0,55 g/L), hàm lượng chất khô hòa tan (20 ÷ 24 oBx), pH ban đầu (3,5 ÷ 5,0), thời gian lên men (9,0 ÷ 13,0 ngày) đã được đánh giá mức độ ảnh hưởng và điều kiện phù hợp cho quá trình lên men. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thiết kế thí nghiệm đơn yếu tố, kết hợp với phần mềm SPSS 22.0, Excel 2016 để xử lý số liệu thống kê. Kết quả cho thấy sau 11,0 ngày lên men ở tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1,0/1,5 w/v, tỷ lệ nấm men là 0,45 g/L, hàm lượng chất khô hòa tan là 23 oBx, pH ban đầu là 4,0, nhiệt độ lên men là 28 ± 2oC nấm men hoạt độ hiệu quả và cho chất lượng rượu vang sim đạt mức chất lượng cảm quan tốt (theo TCVN 3215-79). Hàm lượng ethanol đạt 12,8±0,25 (% Vol.), hàm lượng đường sót là 0,28±0,02 (g/L), hàm lượng methanol là 330±1,5 (mg/L cồn 100o), hàm lượng SO2 là 263,45±1,7 (mg/L cồn 100o), hàm lượng ester là 0,23±0,03 (g/L). Chất lượng cảm quan và hóa học phù hợp với TCVN 7045-2013 và QCVN 6-3:2010/BYT.

Sử dụng enzyme pectinase và chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae  để sản xuất cider dâu

Sử dụng enzyme pectinase và chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae để sản xuất cider dâu

 15:36 06/06/2021

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu hoa quả và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng enzyme pectinase để thu dịch lên men và tìm các điều kiện phù hợp của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae RV002. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase 0,075% (v/w), thời gian 45 phút ở nhiệt độ 45oC, pH = 4,0 trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa bằng Na2S2O5 nồng độ 30 mg/l tính theo SO2 trong 2 giờ và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (28±10C). Nghiên cứu đã xác định được điều kiện lên men cider dâu với các thông số kỹ thuật: tỷ lệ nguyên liệu/ nước: 1w/1,5v, độ Bx của dịch lên men: 19o, tỷ lệ nấm men là 0,35 g/l, giá trị pH lên men: 4,0, thời gian lên men là 4,5-5,0 ngày. Độ cồn của sản phẩm thu được 5,7% đến 6,0%. Sản phẩm cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,75 điểm, đạt loại tốt. Sản phẩm có các chỉ tiêu như hàm lượng ethanol, methanol phù hợp với QCVN 6-3:2010/BYT. Chất lượng vi sinh của sản phẩm phù hợp theo yêu cầu theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT.

Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 16:30 25/01/2021

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 16:54 19/06/2020

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Bản đồ tư duy - Mind Map

Bản đồ tư duy - Mind Map

 20:07 17/04/2020

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

 09:58 25/06/2019

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,25g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (30mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mới quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷24 0Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷400 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,0÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu trực tâm quay (Rotatable Central Composite Design) và ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 23,4; Tỷ lệ nấm men, 353,6mg/l; pH, 4,1; Thời gian, 4,4 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,9 điểm, đạt loại tốt.

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

 09:21 22/02/2019

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,25g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (30mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mới quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷24 0Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷400 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,0÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu trực tâm quay (Rotatable Central Composite Design) và ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 23,4; Tỷ lệ nấm men, 353,6mg/l; pH, 4,1; Thời gian, 4,4 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,9 điểm, đạt loại tốt.

Phụ gia ngành sữa-vai trò và tác động của chúng đến chất lượng sản phẩm sữa

Phụ gia ngành sữa-vai trò và tác động của chúng đến chất lượng sản phẩm sữa

 08:31 15/01/2019

Việc sử dụng các chất phụ gia trong các sản phẩm sữa khác nhau ở các khu vực lục địa khác nhau. Mặc dù việc sử dụng các chất phụ gia được quy định theo Codex Alimentarius, các điều khoản cụ thể theo quốc gia phải luôn được xem xét. Ở hầu hết các thị trường, việc sử dụng các chất phụ gia nói chung không phổ biến trong các sản phẩm sữa như sữa nguyên chất, váng sữa, kem và sữa chua, trong khi nó trở nên thường xuyên hơn nếu các thành phần khác như trái cây, các loại hạt, hoặc rau quả được thêm vào hoặc nếu sữa sản phẩm được xử lý khi nhu cầu công nghệ tăng lên. Ngoài ra, việc sử dụng các chất phụ gia trong sữa và pho mát lên men là phổ biến hơn, mặc dù vẫn còn hạn chế. Theo các quy định cụ thể được quy định tại Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, các chất phụ gia như màu sắc và chất làm ngọt cũng như chất ổn định như natri và canxi phốt phát, axit ascorbic và carrageenan và canxi clorua thường được sử dụng cho các sản phẩm sữa trừ bơ và các sản phẩm sữa lên men không có hương vị, mà việc sử dụng các chất phụ gia không được phép hoặc bị hạn chế. Việc sử dụng chất bảo quản, thuốc chống loạn thần và chất chống oxy hóa trong các sản phẩm sữa cũng bị hạn chế và phải được xác minh theo quy định quốc gia đối với các sản phẩm liên quan. Quan trọng trong mọi trường hợp là luật pháp địa phương hoặc quốc gia phải được xác minh trước khi sản phẩm ra mắt tại các thị trường mới.

7 công cụ quản lý chất lượng

7 công cụ quản lý chất lượng

 14:57 18/10/2018

7 công cụ quản lý chất lượng
Napoleon đã từng nói: “một hình vẽ sẽ có giá trị hơn một nghìn lời nói” điều này có nghĩa là trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh, việc xử lý các số liệu cũng như các quy trình bằng những hình ảnh minh họa cụ thể sẽ nhận biết được xu thế của qúa trình, dễ dàng nắm bắt hơn, trọn vẹn hơn, nhờ đó có được những phương pháp giải quyết vấn đề tốt nhất.
Có thể khẳng định rằng, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sẽ không có kết quả nếu không áp dụng các công cụ thống kê, thế nhưng công cụ thống kê có tới hàng trăm công cụ thì việc áp dụng công cụ nào là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của chính doanh nghiệp. Từ những nỗ lực của các chuyên gia lâu năm trong ngành tư vấn hỗ trợ việc áp dụng hệ thống quản lý cho doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng: chỉ cần áp dụng 7 công cụ thống kê sau cũng có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề quản lý chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp, bao gồm:
• Phiếu kiểm soát (Check sheets)
• Lưu đồ (Flow charts)
• Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
• Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
• Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
• Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
• Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay225
  • Tháng hiện tại85,165
  • Tổng lượt truy cập5,178,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây