Khoa TP&HH tổ chức thành công hội thảo khoa học "Ngăn ngừa gốc tự do bằng chất chống oxy hóa tự nhiên"

Thứ tư - 23/05/2018 10:29
      Căn cứ kế hoạch số 160/KH ĐHSĐ, ngày 19/09/2017 về việc tổ chức Hội thảo khoa h, ngày 22/5 tại trường Đại học Sao Đỏ, khoa Thực phẩm và Hóa học đã tổ chức Hội thảo khoa học ”Ngăn ngừa gốc tự do bằng chất chống oxy hóa tự nhiên”. Đến dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Công Hiếu - đại diện phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, đồng chí Nguyễn Đức Thắng – Trưởng khoa Thực phẩm và Hóa học, toàn thể giảng viên và sinh viên ưu tú trong khoa.
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới thuộc Đông Nam Á. Hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với xấp xỉ 2.500 loài thực vật được nhận diện. Nhiều loại thực vật trồng ở Việt Nam đã được sử dụng trong y học, dược liệu từ lâu đời vì những đặc tính sinh học đa dạng của nó. Thực vật dược liệu trồng ở Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong vài thập kỷ qua. Có thể nói Việt Nam có nguồn thực dồi dào phục vụ tốt cho lĩnh vực thực phẩm cũng như dược phẩm.
      Vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ ngộ độc do sử dụng thực phẩm nhiễm độc tố do VSV, hóa chất độc hại trong đó có dư lượng các chất bảo quản thực phẩm. Hàng loạt các công ty xuất khẩu thực phẩm phải đối diện với nguy cơ trả lại hàng từ các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Nhật, EU,…
      Việc nghiên cứu về chất chống oxy hóa nguồn gốc tự nhiên tại Việt Nam còn khá mới mẻ và hiện được đông đảo các nhà khoa học quan tâm. Các nghiên cứu tập trung vào việc sàng lọc những thực vật có chứa các hợp chất polyphenol. Gần 200 loài thực vật đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về hàm lượng và thử khả năng chống oxy hóa thực phẩm và dược phẩm. Trong lĩnh vực thực phẩm chất chống oxy hóa có thể ứng dụng cho các nguyên liệu và sản phẩm giàu lipid như: bimbim, bánh quy, các sản phẩm chiên rán,…. Một số tác giả đã nghiên cứu chống oxy hóa cho thủy hải sản (cá thu, cá bớp, mực…), chống biến đen cho tôm và cho kết quả rất khả quan.
     
      ​Hội thảo đã tập trung thảo luận vào 06 chuyên đề
1.Chất chống oxy hóa từ thực vật và phương pháp phân tích trong nghiên cứu.
           2. Trà và các hợp chất chống oxi hoá trong trà.
3. Một số phương pháp hiện đại chiết tách, thu hồi và định lượng chất chống oxi hóa trong trà xanh.
4. Chất chống oxi hóa trong xạ đen, cơ chế khử gốc tự do và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.
5. Nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ mầm đậu xanh (vigna radiata).
6. Khả năng kháng oxy hóa, kháng ung thư của cordycepin.
Hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi, nghiêm túc giữa các giảng viên và sinh viên khoa Thực phẩm và hóa học.
Hội thảo đã diễn ra trong không khí nghiêm túc và được sự nhất trí của các giảng viên thuộc khoa Thực phẩm và Hóa học.
Một số hình ảnh trong buổi hội thảo
ht1
Trưởng khoa Nguyễn Đức Thắng chủ trì Hội thảo đặt vấn đề về tầm quan trọng, ý nghĩa của hội thảo
 
ht2
TS. Hoàng Thị Hòa trình bày báo cáo “Trà và các hợp chất chống oxi hoá trong trà”
 
ht3
 Thầy Bùi Văn Tú – Trưởng Bộ môn Hóa – Thực phẩm trình bày báo cáo “Chất chống oxy hóa từ thực vật và phương pháp phân tích trong nghiên cứu”
 
ht4
            T.S Hoàng Thị Hòa đặt câu hỏi thảo luận cho các báo cáo viên
  
ht5
Sinh viên trao đổi các nội dung về chất chống oxy hóa tự nhiên, các ứng dụng trong ngành Công nghệ Thực phẩm
ht6
 Ths. Trần Thị Dịu báo cáo nội dung “Nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ mầm đậu xanh (vigna radiata)”

Tác giả bài viết: Th

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay1,144
  • Tháng hiện tại122,646
  • Tổng lượt truy cập5,215,875
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây