Vai trò các omega 3, omega 6 đối với sự phát triển của trí não

Thứ sáu - 09/03/2018 10:34
             Chất béo là thành phần quan trọng của cơ thể, chiếm tới 60% tế bão não và tham gia vào cấu tạo màng tế bào. Chất béo là triglycerides, este của glyxerol và axit béo. Chất béo có thể tồn tại ở dạng rắn hoặc lỏng ở trong điều kiện nhiệt độ phòng phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của chúng. Có 2 nhóm acid béo tham gia vào cấu tạo nên chất béo là acid chưa no và acid béo no trong đó đặc biệt quan trọng đối với trí não của con người hiện nay là nhóm acid béo không no chuỗi dài là Omega-3 và Omega-6.
            Omega-3  là một nhóm các axit béo chưa no có nhiều nối đôi, nối đôi gần nhất ở vị trí Carbon thứ 3. Omega-3 cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được, phải bổ sung hoàn toàn từ thực phẩm. DHA và EPA là hai loại Omega-3 khác nhau. DHA (viết tắt của Docosahexaenoic acid) là axit béo không no chuỗi dài có 22 carbon và chứa 6 nối đôi, còn EPA (viết tắt của Eicosapentaenoic acid) là axit béo không no chuỗi dài có 20 carbon và chứa 5 nối đôi. Hai loại DHA, EPA được gọi là Omega 3 chuỗi dài. Thuộc nhóm Omega 3 còn có axit béo  Alpha-Linolenic acid (ALA), có nhiều trong các loại dầu thực vật, gọi là Omega-3 chuỗi ngắn. ALA có thể chuyển hóa thành DHA khi vào trong cơ thể cho nên phải sử dụng rất nhiều.Trong cơ thể, EPA được xem là axit béo thiết yếu sẽ chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng như Prostaglandin, Leucotrien.
            Omega-3 và Omega-6 đều là acid béo không no, tuy nhiên chúng khác nhau ở vị trí nối đôi đầu tiên. Đối với Omega-3 thì vị trí nối đôi trong công thức phân tử ở vị trí Carbon thứ 3, Omega-6 thì có nối đôi ở Carbon thứ 6. Trong thực tế, Omega-3 nhìn chung được coi là chất béo không no tốt, Omega-6 được coi là chất béo không no xấu, bởi vì tác dụng của chúng đối với cơ thể khác nhau. Omega-3 và Omega-6 có cấu trúc và vai trò khác nhau trong cơ thể và tỷ lệ thích hợp đối với 2 nhóm acid béo này là Omega-3/Omega-6 = 1/1 hoặc 2/1.
 
p1
Hình 1. Cấu trúc của các loại Omega-3 và Omega-6
            Màng tế bào có cấu tạo từ các chất béo, tuy nhiên màng tế bào phải chứa đủ lượng acid béo Omega-3 để đảm bảo tính đàn hồi và mềm dẻo giúp đáp ứng tốt với các kích thích. Màng tế bào cứng sẽ không phản ứng tối ưu với các kích thích, ví dụ với các hormone như Insulin, nếu màng tế bào cứng thì dẫn tới giảm độ nhạy của tế bào với insulin, gây tăng đường huyết, phát triển hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường. Nếu các acid béo no trong màng được hay thế bằng các acid béo Omega-3, độ nhạy của màng tế bào với insulin sẽ tăng lên và nguy cơ đái tháo đường sẽ giảm xuống. Tương tự như vậy, các acid béo Omega-3 có thể làm tăng độ nhạy cảm của tế bào với các hormone và kích thích. DHA chiếm tới 1/4 lượng chất béo trong não, chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não và võng mạc, nằm trong thành phần cấu trúc của màng tế bào thần kinh, nên người ta còn gọi DHA là “gạch xây cho não”. DHA tạo ra sự độ nhạy của các nơ-ron thần kinh, tăng sự đàn hồi của tế bào não, màng tế bào thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. DHA  cần thiết cho việc hình thành các nơ-ron thần kinh, vận chuyển  Glucose, “thức ăn chủ yếu” của não bộ. DHA còn cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, 93% tế bào võng mạc có thành phần là DHA.
            Cá hồi, dầu cá ngừ đại dương là những loại thực phẩm giàu Omega-3 loại DHA, EPA nhất và nên được bổ sung ngoài chế độ ăn thông thường giúp cân bằng tỷ lệ acid béo chưa no tốt với acid chưa no xấu. Tỷ lệ DHA/EPA đạt 4/1 cho bà bầu, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ để phục vụ việc tăng cường sức khỏe sinh sản, phát triển não bộ, thần kinh, thị giác.
 
p2
Hình 2. Omega-3 có nhiều trong các loại cá Hồi, cá Thu, cá Ngừ
            Theo khuyến cáo gần đây về lượng DHA hàng ngày đầy đủ của ANSES – Cục An toàn thực phẩm Pháp (năm 2010): trẻ 0 – 6 tháng: 0.32% tổng lượng acid béo, trẻ 6 – 12 tháng: 70 mg/ngày, trẻ 1 – 3 tuổi: 70 mg/ngày, trẻ 3 – 9 tuổi: 125 mg/ngày, phụ nữ có thai và cho con bú: 200 mg/ngày.
            Với người lớn tuổi không có tiền sử mắc bệnh tim mạch theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) có thể ăn cá béo với tần suất 2 lần/tuần.

Tác giả bài viết: Ths Tăng Thị Phụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay2,070
  • Tháng hiện tại26,112
  • Tổng lượt truy cập5,035,219
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây