Qua sim

Sử Dụng Saccharomyces Cerevisiae Rv002 Để Lên Men Rượu Vang Từ Quả Sim (Rhodomyrtus Tomentosa)

 15:41 10/06/2021

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chủng Saccharomyces cerevisiae RV002 khi lên men nguyên liệu sim được trồng và thu hoạch tại Chí Linh, Hải Dương. Các yếu tố như tỷ lệ nguyên liệu/nước (1,0/1,0 ÷ 1,0/2,0 w/v), tỷ lệ nấm men (0,15 ÷ 0,55 g/L), hàm lượng chất khô hòa tan (20 ÷ 24 oBx), pH ban đầu (3,5 ÷ 5,0), thời gian lên men (9,0 ÷ 13,0 ngày) đã được đánh giá mức độ ảnh hưởng và điều kiện phù hợp cho quá trình lên men. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thiết kế thí nghiệm đơn yếu tố, kết hợp với phần mềm SPSS 22.0, Excel 2016 để xử lý số liệu thống kê. Kết quả cho thấy sau 11,0 ngày lên men ở tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1,0/1,5 w/v, tỷ lệ nấm men là 0,45 g/L, hàm lượng chất khô hòa tan là 23 oBx, pH ban đầu là 4,0, nhiệt độ lên men là 28 ± 2oC nấm men hoạt độ hiệu quả và cho chất lượng rượu vang sim đạt mức chất lượng cảm quan tốt (theo TCVN 3215-79). Hàm lượng ethanol đạt 12,8±0,25 (% Vol.), hàm lượng đường sót là 0,28±0,02 (g/L), hàm lượng methanol là 330±1,5 (mg/L cồn 100o), hàm lượng SO2 là 263,45±1,7 (mg/L cồn 100o), hàm lượng ester là 0,23±0,03 (g/L). Chất lượng cảm quan và hóa học phù hợp với TCVN 7045-2013 và QCVN 6-3:2010/BYT.

Thành phần hóa học của tinh dầu thông từ thông mã vĩ (p. Massoniana lamb) vùng chí linh - Hải Dương, Việt Nam

Thành phần hóa học của tinh dầu thông từ thông mã vĩ (p. Massoniana lamb) vùng chí linh - Hải Dương, Việt Nam

 21:28 10/04/2020

Họ thông (Pinaceace) là một họ lớn mọc tự nhiên và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới để thu các sản phẩm phục vụ các mục đích khác nhau như gỗ, nhựa, tinh dầu... Tuy nhiên, trong hơn 100 loài Thông, chỉ một vài loại là nguồn hiệu quả để lấy nhựa (resin) thu tinh dầu như P. elliottii Engelm, P. massoniana và P. kesiya Royale ex Gordon, P pinaster. Aiton (Portugal), P. merkusii Jungh. và Vriese,... Các loài thông khác nhau, được trồng ở các vùng địa lý khác nhau sẽ cho tinh dầu có hàm lượng và chất lượng khác nhau.
Tinh dầu thông (Turpentine) là một hỗn hợp nhiều hợp chất phức tạp chủ yếu là các hợp chất terpenoid như: sesquiterpenoid và monoterpenoid được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật cũng như các mục tiêu y dược học. Loại hợp chất và thành phần khối lượng của mỗi loại phụ thuộc vào loại thông, điều kiện địa lý của vùng trồng cây. Ví dụ, theo nghiên cứu của Gscheidmeier và Fleig (1996), thành phần chính của tinh dầu thông được sản xuất tại Hy Lạp là α-pinene (92 - 97%), β-pinene (1 - 3%). Trong khi đó, tinh dầu thông ở Ấn Độ có hàm lượng tương đối thấp α-pinene (20-40%) và β - pinene chiếm hàm lượng từ (5-20%) [3]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đậu và Phan Tống Sơn thông ba lá tại Lâm Đồng có 10 hợp chất cơ bản, trong đó pinene (62,6%), β-pinene (4%), β- Phellandren (26,4%) và một số hợp chất khác. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) là một công cụ hiệu quả và chính xác để định tính cũng như định lượng các thành phần của tinh dầu. Đó chính là công cụ chuẩn để xác định chất lượng và giá trị của tinh dầu.
Ở Việt Nam, thông Mã vĩ đã được trồng tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang... Tại Chí Linh, Hải Dương, thông Mã vĩ có diện tích tương đối lớn tại hai khu di tích là Côn Sơn và vùng đồi Phượng Hoàng, nơi có đền thờ nhà giáo Chu Văn An là nguồn lấy nhựa dồi dào phục vụ cho ngành công nghiệp thu tinh dầu. Trong nghiên cứu này, tinh dầu thông Mã vĩ (P. massoniana Lamb) được tách từ mủ nhựa thông thu tại đồi thông Côn Sơn - Chí Linh, Hải Dương theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Thành phần của tinh dầu được xác định bằng sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS). Các thông số khác của tinh dầu dược xác định là: Tỷ khối ở 200C, Chỉ số khúc xạ ở 250C, Giới hạn sôi.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay794
  • Tháng hiện tại62,448
  • Tổng lượt truy cập5,292,727
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây