Trường Đại học Sao Đỏ bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh

Thứ tư - 21/07/2021 14:09
 Nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, từ nhiều năm qua, Trường Đại học Sao Đỏ luôn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và đạt nhiều thành tựu đáng tự hào. Tiếp nối thành công đó, ngày 16/7/2021 nhà trường đã bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh “Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng màng phủ sinh học tự phân hủy phục vụ sản xuất rau màu trên địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương” – Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Văn Tú – Khoa Thực phẩm và Hóa học, Trường Đại học Sao Đỏ.
ct1
Phó chủ tịch Hội đồng - TS. Lê Lương Thịnh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
phát biểu tại buổi nghiệm thu
          Hội đồng đánh giá nghiệm thu gồm: Chủ tịch Hội đồng, ThS. Trần Anh Tuấn - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Phó chủ tịch, TS. Lê Lương Thịnh  - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Phản biện 1, TS. Đào Trọng Hiếu – Phó trưởng phòng, Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT; Phản biện 2, PGS.TS. Ngô Trịnh Tùng – Trưởng phòng Polyme chức năng và vật liệu nano, Viện hóa học; 04 Ủy viên là: ThS. Nguyễn Duy Hưng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ThS Trần Thị Hải Hà – Phó Giám đốc Sở Tài chính; TS. Lương Như Hải – Trưởng phòng phát triển Công nghệ hóa học, Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; ThS. Vũ Ngọc Dương – Chánh văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ; ThS. Vũ Thị Thu Hiền – Trưởng phòng Quản lý khoa học Sở Khoa học và Công nghệ.
ct2
ThS. Bùi Văn Tú báo cáo nội dung đề tài
           Tại buổi bảo vệ, thay mặt nhóm đề tài, ThS. Bùi Văn Tú đã trình bày nội dung đề tài, trong đó nhấn mạnh: Đề tài được thực hiện trong một năm đã hoàn thiện quy trình sản xuất màng phủ sinh học tự phân hủy phục vụ sản xuất rau màu từ nguyên liệu sẵn có trên thị trường; Xây dựng mô hình sản xuất màng phủ sinh học tự phân hủy phục vụ sản xuất rau màu từ nguyên liệu sẵn có trên thị trường; Xây dựng mô hình ứng dụng màng phủ sinh học tự phân hủy vào sản xuất rau màu trên địa bàn thành phố Chí Linh. Với nghiên cứu này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như: Màng phủ luống có khả năng tự phân hủy dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, vi sinh vật có trong đất, nước, không khí, hạn chế ô nhiễm môi trường (màng phủ từ PE có thời gian tiêu hủy lên đến hàng trăm năm, khí đốt chứa nhiều chất độc gây ô nhiễm môi trường không khí); Màng phủ luống giúp tận dụng nguồn phế liệu vỏ giáp xác rất lớn, giá rẻ của ngành chế biến thủy sản (Theo Vasep năm 2018 lượng phế liệu vỏ đầu tôm của Việt Nam là trên 350.000 tấn, dự báo năm 2020 sẽ là trên 374.000 tấn) đồng thời có khả năng tận dụng nguồn cellulose từ rơm, rạ, bã mía, vỏ lạc,…vốn ít giá trị kinh tế.
ct3
ct4
ct5
Các nhà khoa học phản biện đề tài
          Các nhà khoa học đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài, khẳng định đề tài có tính ứng dụng thực tiễn trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí thông qua và đánh giá đề tài xếp loại Khá.
       Kết quả nghiên cứu của đề tài một lần nữa đã khẳng định năng lực và trình độ nghiên cứu của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sao Đỏ đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Tác giả bài viết: Bích Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay503
  • Tháng hiện tại42,047
  • Tổng lượt truy cập4,856,113
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây