13:39 20/12/2021
Hải Dương có hơn 21.000 ha đất trồng cây ăn quả với năm loại cây chủ lực là vải, ổi, na, cam, bưởi. Các loại cây này đã được đưa vào sản xuất hàng hóa và chứng nhận theo quy trình VietGAP là vải, ổi, na, cam, bưởi với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm an toàn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cam đường canh là một loại cây mới được trồng tại Hải Dương từ năm 2011, nhưng nhờ thổ nhưỡng phù hợp nên hiện nay được coi là một loại cây ăn quả giá trị tại địa phương. Tuy nhiên, mùa thu hoạch cam đường canh thường vào cuối năm và chỉ trong thời gian ngắn. Với mục tiêu kéo dài thời gian bảo quản của cam, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho người trồng; trong nghiên cứu này, cam đường canh được thử nghiệm bảo quản bằng dung dịch phức chitosan-nano bạc. Kết quả cho thấy dung dịch chitosan-nano bạc với nồng độ chitosan 1,5% và nano bạc 3 ppm cho hiệu quả cao nhất với các chỉ số hao hụt khối lượng 11,5±0,56%; hàm lượng chất khô hoà tan 12,3±0,38oBx sau bảo quản 30 ngày ở điều kiện thường (nhiệt độ 26±1oC, độ ẩm 80÷85%).
17:52 25/12/2020
Vật liệu polyme phân hủy sinh học PVA/TBS/Glyxerol/nhựa thông tỉ lệ (5/10/10/2) theo khối lượng đã được chế tạo bằng phương pháp trộn nóng chảy ở nhiệt độ 1500C, thời gian trộn 15 phút. Nhựa thông đã làm giảm độ hấp thụ nước của vật liệu xuống 43% so với vật liệu đối chứng. Khả năng phân hủy sinh học của vật liệu trong môi trường đất và môi trường không khí được xác định qua độ giảm khối lượng sau 30 ngày với độ giảm khối lượng tương ứng là 7,2% và 2,1%.
09:22 27/10/2020
Tóm tắt
Các nanocompozit trên cơ sở EPDM và bend EPDM/BR, EPDM/LDPE được chế tạo bằng phương pháp trộn kín ở trạng thái nóng chảy. Tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của vật liệu được xác định bằng các phương pháp TGA và DMA. Kết quả cho thấy: tính chất nhiệt của các vật liệu được cải thiện đáng kể, nhiệt độ bắt đầu phân hủy, nhiệt độ phân hủy mạnh nhất đều tăng; tốc độ phân hủy nhiệt và tổn hao khối lượng giảm từ 17,86%/phút xuống 13,66%/phút. Phân tích DMA xác định được giá trị mô đun tích trữ (E’) trong vùng cao su của vật liệu được cải thiện từ 186 đến 291%; giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa Tg của vật liệu EPDM/LDPE/nanosilica biến tính bằng vinyl trimethoxysilan tăng từ -38,8oC lên -30,30C.
09:10 27/10/2020
Tóm tắt
Vật liệu polyme có khả năng phân hủy sinh học PVA/TBS/Glyxerol/nhựa thông tỉ lệ (10/10/10/2) theo khối lượng đã được chế tạo bằng phương pháp trộn nóng chảy ở nhiệt độ 1500C, thời gian trộn 15 phút. Nhựa thông đã làm giảm độ hấp thụ nước của vật liệu xuống 43% so với vật liệu đối chứng. Khả năng phân hủy sinh học của vật liệu trong môi trường đất và môi trường không khí được xác định qua độ giảm khối lượng sau 30 ngày với độ giảm khối lượng tương ứng là 7,2% và 2,1%.
14:35 23/07/2020
Các nanocompozit trên cơ sở EPDM và bend EPDM/BR, EPDM/LDPE được chế tạo bằng phương pháp trộn kín ở trạng thái nóng chảy. Tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của vật liệu được xác định bằng các phương pháp TGA và DMA. Kết quả cho thấy: tính chất nhiệt của các vật liệu được cải thiện đáng kể, nhiệt độ bắt đầu phân hủy, nhiệt độ phân hủy mạnh nhất đều tăng; tốc độ phân hủy nhiệt và tổn hao khối lượng giảm từ 17,86%/phút xuống 13,66%/phút. Phân tích DMA xác định được giá trị mô đun tích trữ (E’) trong vùng cao su của vật liệu được cải thiện từ 186 đến 291%; giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa Tg của vật liệu EPDM/LDPE/nanosilica biến tính bằng vinyl trimethoxysilan đạt -30,30C.