Tại sao nên lựa chọn học ngành Công nghệ Thực phẩm

Thứ sáu - 19/06/2020 17:01
1. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?
       Công nghệ thực phẩm, hiểu một cách đơn giản, là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất - bảo quản thực phẩm, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm hay hóa học…

2. Ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì?
       Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ được ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống, có nhu cầu nhân lực lớn cả ở thị trường trong nước và ngoài nước (các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,...).
       Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực chế biến và bảo quản thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng an toàn vệ sinh của sản phẩm; tính toán dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng người tiêu dùng; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
       Sinh viên Công nghệ thực phẩm sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học phân tích, chuyển hóa sinh học; an toàn vệ sinh thực phẩm; nguyên liệu chế biến, tính toán cân đối dinh dưỡng và các quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở quy mô công nghiệp; Được trang bị các phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm. Các nhóm sản phẩm chế biến của ngành rất đa dạng, bao gồm: Sữa, các sản phẩm từ sữa; Bia - Rượu - Nước giải khát; Đường - Bánh – Kẹo; Sản phẩm từ lương thực – Rau Qủa; Sản phẩm từ Thịt – Thủy Sản; Thực phẩm chức năng,…

3. Vị trí việc làm ngành công nghệ thực phẩm?
       Sinh viên Ngành công nghệ Thực phẩm tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận những vị trí công việc sau:
       - Nhân viên kiểm định chất lượng (QA) 
       - Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC) 
       - Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) 
       - Kỹ sư công nghệ thực phẩm 
       - Kỹ sư sản xuất (Production engineer) 
       - Nhân viên bếp 
       - Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist) 
       - Kỹ thuật viên sản xuất 
       - Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff) 
       - Nhân viên bộ phận thu mua 
       - Nhân viên vận hành máy 
       - Giám sát viên sản xuất (Production supervisor) 

4. Mức lương sau khi ra trường?
       Các công ty thuộc lĩnh vực thực phẩm trong nước thường trả mức khởi điểm cho Kỹ sư thực phẩm: 6,0 – 7,0 triệu/tháng.
       Các công ty thuộc lĩnh vực thực phẩm liên doanh, nước ngoài thường trả mức khởi điểm cho Kỹ sư thực phẩm: 10,0 – 12,0 triệu/tháng.
       Kỹ sư thực phẩm lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc thường nhận mức lương 50,o – 60 triệu đồng trên tháng.

5. Phương Thức xét tuyển?
       Phương thức 1: Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Xét tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực cho các ngành đào tạo.
       Phương thức 2: Dựa vào kết quả học tập THPT, xét theo 2 hình thức:
       - Hình thức 1: Xét tổng điểm trung bình học tập các môn lớp 10, lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) đạt từ 18,0 điểm trở lên cho các ngành đào tạo.  
       - Hình thức 2: Xét tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển và điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) đạt từ 20,0 điểm trở lên cho các ngành đào tạo.
 

Tác giả bài viết: Ths Bùi Văn Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,397
  • Tháng hiện tại20,210
  • Tổng lượt truy cập5,029,317
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây