Cholesterol có tên gọi xuất phát từ tiếng Hi Lạp
chole- (mật) và
stereos (rắn), vì nó được phát hiện lần đầu ở dạng rắn trong sỏi mật. Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương. Nó được sản xuất hàng ngày trong gan (nguồn gốc nội sinh), mỗi ngày từ 1,5g – 2g. Nguồn gốc cholesterol ngoại sinh là từ việc ăn uống các chất mỡ động vật. Cholesterol hiện diện với nồng độ cao ở các mô tổng hợp nó hoặc có mật độ màng dày đặc, như gan, tuỷ sống, não và mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hoá, nhưng lại được xem như nguyên nhân gây tăng nguy cơ bị bệnh tim, đau tim hoăc đôt quy. Tuy nhiên không phải tât cả cholesterol trong máu đều xấu. Co hai loại cholesterol trong máu là HDL (Low density lipoprotein) là cholesterol tốt và LDL (Hight density lipoprotein) là cholesterol xấu.
Hình 1. Công thức cấu tạo của cholesterol
LDL – Cholesterol (loại xấu) đây là thành phần được coi là “xấu” của
cholesterol, khi lượng LDL này tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp hoặc tắc mạch máu hoặc có thể vỡ ra đột ngột gây tắc cấp mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như Nhồi Máu Cơ Tim
hoặc Tai Biến Mạch Não. LDL cholesterol được coi là một trong những chỉ số quan trọng cần theo dõi khi điều trị. LDL tăng có thể liên quan đến yếu
tố gia đình, chế độ ăn, các thói quen có hại như hút thuốc lá/lười vận động hoặc liên quan các bệnh lí khác như tăng huyết áp, đái tháo đường… Hàm lượng tốt là dưới 100mg/dl cho bệnh tiểu đường và dưới 130 mg/dl cho người không bị tiểu đường.
HDL - Cholesterol (loại tốt) là loại này chiếm khoảng 1/4- 1/3 tổng sốcholesterol trong máu của bạn. HDL - cholesterol được cho là loại tốt bởi vì nó vận chuyển cholesterol từ máu trở về gan, cũng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch máu và do vậy, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những nguy cơ làm giảm HDL là hút thuốc lá, thừa cân/béo phì, lười vận động... Do vậy, để làm tăng HDL, bạn cần bỏ thuốc lá, giữ cân nặng hợp lí, tăng cường tập thể dục…
Hình 2. Tắc nghẽn mạch máu
Cholesterol có từ hai nguồn do cơ thể tự tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholestrol trong máu, còn lại từ nguồn thức ăn. Hiện nay, cholesterol chỉ thấy ở trong thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Vì vậy khi sử dụng các loại thức ăn hằng ngày tránh nguy cơ gây nên các bệnh về cholesterol cần tránh những loại thực phẩm như thịt mỡ, nội tạng (như gan) và thực phẩm chiên, sản phẩm sữa nguyên kem, bánh quy và bánh ngọt nhất là loại bánh có chứa chất béo dạng trans. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm như sữa gầy, ức gà không da, cá, thịt nạc, các thực phẩm có nhiều chất xơ như yến mạch, lúa mạch, hạt gạo nguyên cám, đậu, rau xanh và hoa quả.