Công tác đào tạo, hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất và các hệ thống quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm

Thứ tư - 15/09/2021 08:26
        An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những nó ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ nâng cao sức khoẻ người dân, tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế.
 
at1
An toàn thực phẩm đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm
       Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta là đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng. Đặc biệt, điều kiện bắt buộc đòi hỏi chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm là phải có kiến thức về an toàn thực phẩm.
       Với hơn hai trăm căn bệnh bắt nguồn từ các vấn đề trong chuỗi thực phẩm, rõ ràng sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững là một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta. Toàn cầu hoá kinh doanh thực phẩm kéo theo các diễn biến phức tạp của các vấn đề an toàn thực phẩm. An toàn thực phẩm chính là phòng ngừa, loại bỏ và kiểm soát các mối nguy từ thực phẩm, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Vì các mối nguy an toàn thực phẩm có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình sản xuất thực phẩm, mỗi nhân tố trong chuỗi cung ứng thực phẩm phải thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy một cách toàn diện. Các hệ thống quản lý chất lượng và các công cụ hỗ trợ tăng cường sự nhấn mạnh về cam kết lãnh đạo và quản lý rủi ro, tăng cường tập trung vào các mục tiêu như kiểm soát để cải tiến, các yêu cầu mở rộng liên quan đến thông tin liên lạc, yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn đối với sách hướng dẫn về an toàn thực phẩm.
       Nguyên tắc của Kaizen là: Tập trung vào khách hàng; Xây dựng văn hóa “không đổ lỗi”; Khuyến khích làm việc theo nhóm; Nuôi dưỡng các quy trình quan hệ đúng đắn; Thông tin đến mọi nhân viên; Luôn luôn cải tiến; Thúc đẩy môi trường văn hóa mở; Quản lý các dự án kết hợp bộ phận chức năng; Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác; Thúc đẩy năng suất và hiệu quả. Kaizen không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng yêu cầu sự cam kết và nỗ lực ở mọi cấp của doanh nghiệp. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Kaizen và 5S chính là sự nỗ lực tham gia của mọi người.
          5S được các nhà quản lý chất lượng Nhật Bản xây dựng và hiện nay đã được áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Tại các doanh nghiệp Việt Nam xu hướng áp dụng công cụ này đang tăng mạnh. Nguyên nhân là do 5S là công cụ quản lý nội vi dễ thực hiện và đem lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp; 5S giúp loại bỏ tức thời các lãng phí nguyên vật liệu, điện, nước, không gian làm việc...; 5S giúp duy trì nhà máy Sạch sẽ - Gọn gàng - An toàn; 5S giúp tạo ra và duy trì nề nếp làm việc công nghiệp; 5S thúc đẩy khả năng sáng tạo của tất cả mọi người và tạo ra phong trào cải tiến liên tục trong công ty. Như vậy, với việc áp dụng 5S tại doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, không gian và tạo môi trường làm việc “Hăng hái - Hợp tác - Vui vẻ - An toàn & Lành mạnh”
          Việc cập nhật và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, các công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng sẽ giúp cho các cơ sở tạo được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm tại thị trường trong nước, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó còn mang lại nhiều lợi ích khác như: Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động sản xuất, quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; giảm tối đa các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm,  giảm thiểu các phàn nàn, thậm chí là khởi kiện của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm; tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng; tránh gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, chi phí trong sản xuất. Để đáp ứng điều kiện khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm, hiện nay theo khảo sát của trường Đại học Sao Đỏ nhu cầu nhận được sự hỗ trợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ phía nhà nước trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh,…là rất cao. Chính vì thế, việc đào tạo trực tiếp 5S, Kaizen, kỹ thuật sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nông thôn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của thực tế sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn hiện nay.
Thống kê các khóa học khoa Thực phẩm và Hoá học đã đào tạo từ 2015-2020
        Đề án thực hiện năm 2015:  “Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn”. Các tỉnh tổ chức đào tạo: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương. Số lượng: 04 lớp, 50 học viên/lớp. Cấp chứng nhận cho: 200 học viên.
        Đề án thực hiện năm 2016: “Đào tạo, nâng cao năng lực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000 cho các Cơ sở công nghiệp nông thôn”. Các tỉnh tổ chức đào tạo: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên. Số lượng: 04 lớp, 50 học viên/lớp. Cấp chứng nhận cho: 200 học viên.
        Đề án thực hiện năm 2017: “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000”. Các tỉnh tổ chức đào tạo: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nam. Số lượng: 08 lớp, 50 học viên/lớp. Cấp chứng nhận cho: 400 học viên.
        Đề án thực hiện năm 2018: “Đào tạo, nâng cao năng lực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000 cho các Cơ sở công nghiệp nông thôn”. Các tỉnh tổ chức đào tạo: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nam. Số lượng: 08 lớp, 50 học viên/lớp. Cấp chứng chỉ cho: 400 học viên.
        Đề án thực hiện năm 2019:  “Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, ISO 22000”. Các tỉnh tổ chức đào tạo: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam.  Số lượng: 10 lớp, 50 học viên/lớp. Cấp chứng chỉ cho: 500 học viên
        Đề án thực hiện năm 2020: “Đào tạo trực tiếp 5S, Kaizen, kỹ thuật sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nông thôn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến”. Các tỉnh tổ chức đào tạo. Các tỉnh tổ chức đào tạo: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nam. Số lượng: 15 lớp, 35 học viên/lớp. Cấp chứng chỉ cho: 525 học viên.
 
IMG 20160627 060115
 
IMG20160827081424
at2
 
at3
 
at4
Một số hình ảnh giảng viên khoa Thực phẩm và Hóa học, Trường Đại học Sao Đỏ đào tạo tại các doanh nghiệp thực phẩm ở các tỉnh phía Bắc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay689
  • Tháng hiện tại122,191
  • Tổng lượt truy cập5,215,420
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây