Cải thiện độ trong và bảo vệ màu sắc cho sản phẩm rượu vang sim

Cải thiện độ trong và bảo vệ màu sắc cho sản phẩm rượu vang sim

 13:53 24/12/2021

Độ đục và sự kết tủa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cảm quan của rượu vang sim. Bên cạnh đó, màu sắc của sản phẩm sẽ bị suy giảm theo thời gian khi biện pháp bảo vệ không có hiệu quả. Enzyme pectinase đã được nghiên cứu trong khoảng 0,050,08% (v/w), thời gian xử lý 1,5  3,0 giờ, nhiệt độ 45oC, pH = 4,0 nhằm giảm tác hại của độ đục. Phương pháp hóa học (chitosan) cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Ba loại chitosan bao gồm: Chitosan tôm thẻ, chitosan tôm sú, chitosan ghẹ xanh. Nồng độ dung dịch chitosan 2,0% (pha trong acid citric 1,5%) được thiết kế trong khoảng 0,5  2,0% (v/v). Sodium meta bisunfit 30 mg/l được thêm vào ở công đoạn thanh trùng trước khi lên men và sau quá trình lên men phụ để bảo vệ anthocyanin trong rượu vang sim. Acid ascorbic được bổ sung ở các nồng độ 0,20, 0,25, 0,30% (w/v) nhằm hỗ trợ quá trình chống oxy hóa của anthocyanin. Kết quả đã xác định nồng độ enzyme pectinase tốt nhất là 0,07% (v/w), thời gian xử lý 2,5 giờ. Dịch lên men được lọc thu dịch và lên men phụ ở điều kiện nhiệt độ 10oC trong 15 ngày. Dung dịch chitosan tôm sú sử dụng là 1,5% (v/v), thời gian 3,0 giờ. Độ truyền quang (T) của rượu vang sau quá trình lắng đạt 81,7%. Hỗn hợp được lọc thô bằng túi lọc trước khi đi qua thiết bị lọc rượu vang với kích thước màng 1  2m. Sản phẩm thu được có độ truyền quang ở 660 nm là 89,7%. Citric được sử dụng với nồng độ là 0,0225% (w/v), acid ascorbic nồng độ 0,20%. Rượu vang sim được đánh giá cảm quan bằng phương pháp QDA cho kết quả cao, đáp ứng tốt yêu cầu về các chỉ tiêu của sản phẩm.

Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan kết hợp với nano bạc để bảo quản cam canh ở Hải Dương

Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan kết hợp với nano bạc để bảo quản cam canh ở Hải Dương

 13:39 20/12/2021

Hải Dương có hơn 21.000 ha đất trồng cây ăn quả với năm loại cây chủ lực là vải, ổi, na, cam, bưởi. Các loại cây này đã được đưa vào sản xuất hàng hóa và chứng nhận theo quy trình VietGAP là vải, ổi, na, cam, bưởi với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm an toàn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cam đường canh là một loại cây mới được trồng tại Hải Dương từ năm 2011, nhưng nhờ thổ nhưỡng phù hợp nên hiện nay được coi là một loại cây ăn quả giá trị tại địa phương. Tuy nhiên, mùa thu hoạch cam đường canh thường vào cuối năm và chỉ trong thời gian ngắn. Với mục tiêu kéo dài thời gian bảo quản của cam, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho người trồng; trong nghiên cứu này, cam đường canh được thử nghiệm bảo quản bằng dung dịch phức chitosan-nano bạc. Kết quả cho thấy dung dịch chitosan-nano bạc với nồng độ chitosan 1,5% và nano bạc 3 ppm cho hiệu quả cao nhất với các chỉ số hao hụt khối lượng 11,5±0,56%; hàm lượng chất khô hoà tan 12,3±0,38oBx sau bảo quản 30 ngày ở điều kiện thường (nhiệt độ 26±1oC, độ ẩm 80÷85%).

Sử dụng enzyme pectinase và chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae  để sản xuất cider dâu

Sử dụng enzyme pectinase và chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae để sản xuất cider dâu

 15:36 06/06/2021

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu hoa quả và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng enzyme pectinase để thu dịch lên men và tìm các điều kiện phù hợp của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae RV002. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase 0,075% (v/w), thời gian 45 phút ở nhiệt độ 45oC, pH = 4,0 trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa bằng Na2S2O5 nồng độ 30 mg/l tính theo SO2 trong 2 giờ và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (28±10C). Nghiên cứu đã xác định được điều kiện lên men cider dâu với các thông số kỹ thuật: tỷ lệ nguyên liệu/ nước: 1w/1,5v, độ Bx của dịch lên men: 19o, tỷ lệ nấm men là 0,35 g/l, giá trị pH lên men: 4,0, thời gian lên men là 4,5-5,0 ngày. Độ cồn của sản phẩm thu được 5,7% đến 6,0%. Sản phẩm cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,75 điểm, đạt loại tốt. Sản phẩm có các chỉ tiêu như hàm lượng ethanol, methanol phù hợp với QCVN 6-3:2010/BYT. Chất lượng vi sinh của sản phẩm phù hợp theo yêu cầu theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT.

Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 16:30 25/01/2021

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Nghiên cứu chế tạo polyme phân hủy sinh học từ tinh bột sắn và polyvinyl alcohol (pva) với nhựa thông

Nghiên cứu chế tạo polyme phân hủy sinh học từ tinh bột sắn và polyvinyl alcohol (pva) với nhựa thông

 17:52 25/12/2020

Vật liệu polyme phân hủy sinh học PVA/TBS/Glyxerol/nhựa thông tỉ lệ (5/10/10/2) theo khối lượng đã được chế tạo bằng phương pháp trộn nóng chảy ở nhiệt độ 1500C, thời gian trộn 15 phút. Nhựa thông đã làm giảm độ hấp thụ nước của vật liệu xuống 43% so với vật liệu đối chứng. Khả năng phân hủy sinh học của vật liệu trong môi trường đất và môi trường không khí được xác định qua độ giảm khối lượng sau 30 ngày với độ giảm khối lượng tương ứng là 7,2% và 2,1%.

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các BLEND EPDM/BR, EPDM/LDPE

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các BLEND EPDM/BR, EPDM/LDPE

 09:22 27/10/2020

Tóm tắt
Các nanocompozit trên cơ sở EPDM và bend EPDM/BR, EPDM/LDPE được chế tạo bằng phương pháp trộn kín ở trạng thái nóng chảy. Tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của vật liệu được xác định bằng các phương pháp TGA và DMA. Kết quả cho thấy: tính chất nhiệt của các vật liệu được cải thiện đáng kể, nhiệt độ bắt đầu phân hủy, nhiệt độ phân hủy mạnh nhất đều tăng; tốc độ phân hủy nhiệt và tổn hao khối lượng giảm từ 17,86%/phút xuống 13,66%/phút. Phân tích DMA xác định được giá trị mô đun tích trữ (E’) trong vùng cao su của vật liệu được cải thiện từ 186 đến 291%; giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa Tg của vật liệu EPDM/LDPE/nanosilica biến tính bằng vinyl trimethoxysilan tăng từ -38,8oC lên -30,30C.

Tóm tắt Vật liệu polyme có khả năng phân hủy sinh học PVA/TBS/Glyxerol/nhựa thông tỉ lệ (10/10/10/2) theo khối lượng đã được chế tạo bằng phương pháp trộn nóng chảy ở nhiệt độ 1500C, thời gian trộn 15

Tóm tắt Vật liệu polyme có khả năng phân hủy sinh học PVA/TBS/Glyxerol/nhựa thông tỉ lệ (10/10/10/2) theo khối lượng đã được chế tạo bằng phương pháp trộn nóng chảy ở nhiệt độ 1500C, thời gian trộn 15

 09:10 27/10/2020

Tóm tắt
Vật liệu polyme có khả năng phân hủy sinh học PVA/TBS/Glyxerol/nhựa thông tỉ lệ (10/10/10/2) theo khối lượng đã được chế tạo bằng phương pháp trộn nóng chảy ở nhiệt độ 1500C, thời gian trộn 15 phút. Nhựa thông đã làm giảm độ hấp thụ nước của vật liệu xuống 43% so với vật liệu đối chứng. Khả năng phân hủy sinh học của vật liệu trong môi trường đất và môi trường không khí được xác định qua độ giảm khối lượng sau 30 ngày với độ giảm khối lượng tương ứng là 7,2% và 2,1%.

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các blend EPDM/BR, EPDM/LDPE

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các blend EPDM/BR, EPDM/LDPE

 14:35 23/07/2020

Các nanocompozit trên cơ sở EPDM và bend EPDM/BR, EPDM/LDPE được chế tạo bằng phương pháp trộn kín ở trạng thái nóng chảy. Tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của vật liệu được xác định bằng các phương pháp TGA và DMA. Kết quả cho thấy: tính chất nhiệt của các vật liệu được cải thiện đáng kể, nhiệt độ bắt đầu phân hủy, nhiệt độ phân hủy mạnh nhất đều tăng; tốc độ phân hủy nhiệt và tổn hao khối lượng giảm từ 17,86%/phút xuống 13,66%/phút. Phân tích DMA xác định được giá trị mô đun tích trữ (E’) trong vùng cao su của vật liệu được cải thiện từ 186 đến 291%; giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa Tg của vật liệu EPDM/LDPE/nanosilica biến tính bằng vinyl trimethoxysilan đạt -30,30C.

Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 16:54 19/06/2020

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Ứng dụng phương pháp lên men nhanh trong sản xuất giấm ăn từ hèm rượu

Ứng dụng phương pháp lên men nhanh trong sản xuất giấm ăn từ hèm rượu

 16:49 19/06/2020

Axit acetic là một acid hữu cơ quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chê biến thực phẩm. Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men giấm từ dịch hèm rượu như nồng độ đường, nồng độ các chất khoáng bổ sung. Mối quan hệ giữa các giá trị pH lên men, thời gian lên men, tỷ lệ men cái/dịch hèm rượu và nồng độ ethanol với hàm lượng acid acetic được khảo sát và xác định thông qua phương pháp đáp ứng bề mặt. Kết quả khảo sát điều kiện lên men acid acetic của chủng Acetobacter tropicalis ở nhiệt độ phòng (26÷28oC), nồng độ đường là 7,0%, nồng độ các chất khoáng MgSO4.5H2O: 0,4g/l, KH2PO4: 1,0g/l, (NH4)H2PO4: 0,8g/l, nồng độ ethanol của dịch lên men là 5,9%, pH lên men là 6,1, thời gian lên men là 8,1 ngày, tỷ lệ giống/dịch hèm rượu là 3,5% (men cái có mật độ vi khuẩn là 107CFU/ml). Lượng acid được tạo thành là 4,3%.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,182
  • Tháng hiện tại128,763
  • Tổng lượt truy cập5,221,992
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây