Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 04:30 25/01/2021

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các BLEND EPDM/BR, EPDM/LDPE

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các BLEND EPDM/BR, EPDM/LDPE

 22:22 26/10/2020

Tóm tắt
Các nanocompozit trên cơ sở EPDM và bend EPDM/BR, EPDM/LDPE được chế tạo bằng phương pháp trộn kín ở trạng thái nóng chảy. Tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của vật liệu được xác định bằng các phương pháp TGA và DMA. Kết quả cho thấy: tính chất nhiệt của các vật liệu được cải thiện đáng kể, nhiệt độ bắt đầu phân hủy, nhiệt độ phân hủy mạnh nhất đều tăng; tốc độ phân hủy nhiệt và tổn hao khối lượng giảm từ 17,86%/phút xuống 13,66%/phút. Phân tích DMA xác định được giá trị mô đun tích trữ (E’) trong vùng cao su của vật liệu được cải thiện từ 186 đến 291%; giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa Tg của vật liệu EPDM/LDPE/nanosilica biến tính bằng vinyl trimethoxysilan tăng từ -38,8oC lên -30,30C.

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các blend EPDM/BR, EPDM/LDPE

Ảnh hưởng của nanosilica tới tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của nanocompozit trên cơ sở EPDM và các blend EPDM/BR, EPDM/LDPE

 03:35 23/07/2020

Các nanocompozit trên cơ sở EPDM và bend EPDM/BR, EPDM/LDPE được chế tạo bằng phương pháp trộn kín ở trạng thái nóng chảy. Tính chất nhiệt và tính chất cơ động học của vật liệu được xác định bằng các phương pháp TGA và DMA. Kết quả cho thấy: tính chất nhiệt của các vật liệu được cải thiện đáng kể, nhiệt độ bắt đầu phân hủy, nhiệt độ phân hủy mạnh nhất đều tăng; tốc độ phân hủy nhiệt và tổn hao khối lượng giảm từ 17,86%/phút xuống 13,66%/phút. Phân tích DMA xác định được giá trị mô đun tích trữ (E’) trong vùng cao su của vật liệu được cải thiện từ 186 đến 291%; giá trị nhiệt độ thủy tinh hóa Tg của vật liệu EPDM/LDPE/nanosilica biến tính bằng vinyl trimethoxysilan đạt -30,30C.

Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 05:54 19/06/2020

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

 22:58 24/06/2019

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,25g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (30mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mới quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷24 0Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷400 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,0÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu trực tâm quay (Rotatable Central Composite Design) và ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 23,4; Tỷ lệ nấm men, 353,6mg/l; pH, 4,1; Thời gian, 4,4 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,9 điểm, đạt loại tốt.

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

 21:21 21/02/2019

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,25g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (30mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mới quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷24 0Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷400 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,0÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu trực tâm quay (Rotatable Central Composite Design) và ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 23,4; Tỷ lệ nấm men, 353,6mg/l; pH, 4,1; Thời gian, 4,4 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,9 điểm, đạt loại tốt.

Nghiên cứu sản xuất bánh mì đen có bổ sung bột ca cao

Nghiên cứu sản xuất bánh mì đen có bổ sung bột ca cao

 21:44 09/10/2018

Nghiên cứu này nhằm đề xuất quy trình sản xuất bánh mì đen (black bread) bổ sung bột ca cao tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Bột mì đen và bột mì trắng, bột ca cao được xác định thành phần protein, lipide, carbohydrate, gluten bột mì, độ ẩm, đánh giá cảm quan. Kết quả nghiên cứu đã cho phép đề xuất quy trình sản xuất bánh mì đen với thành phần nguyên liệu ban đầu đưa vào phối trộn và chế độ công nghệ thích hợp. Thành phần phối trộn ban đầu được xác định gồm (i) tỷ lệ bột giữa bột mì đen và bột mì trắng là 1/0,5, (ii) lượng bột ca cao bổ sung là 12% so với tổng nguyên liệu, (iii) tỷ lệ giữa nước và bột là 0,6/1, (iv) hàm lượng muối bổ sung là 0,6%, (v) lượng nấm men cho vào để ủ là 0,06%, và (vi) nồng độ calcium propionate là 500 ppm; Các chế độ công nghệ được lựa chọn gồm (i) thời gian nhào là 7 phút; nhiệt độ lên men bánh là 32o C, (ii) thời gian ủ là 110 phút, (iii) thời gian nướng bánh là 20 phút, (iv) nhiệt độ nướng bánh mặt dưới là 190o C và mặt trên là 180o C. Bánh mỳ được sản xuất với các thông số công nghệ như trên có ; thời gian bảo quản tối đa phẩm là 4 ngày ở nhiệt độ phòng.
Sản phẩm bánh mì đen có hàm lượng các thành phần: Độ ẩm 21%, protein 11,2%, lipid 1,85%, đường tổng số 24,5%, độ tro 1,6%. Chỉ tiêu vi sinh vật tổng số 0,1 x103 cfu/g, nấm mốc 10 cfu/g đạt yêu cầu theo TCVN 7406:2004. Kết quả phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm bánh mì đen cho thấy sản phẩm đạt tiêu chuẩn về vi sinh của bánh mì và được người dùng chấp nhận ở mức độ khá.

Phổ UV-VIS và ứng dụng trong phân tích hiện đại

Phổ UV-VIS và ứng dụng trong phân tích hiện đại

 05:20 06/09/2018

Quang phổ đo quang là phương pháp phân tích định lượng dựa vào hiệu ứng hấp thụ xảy ra khi phân tử vật chất tương tác với bức xạ điện từ. Vùng bức xạ được sử dụng trong phương pháp này là vùng tử ngoại gần hay khả kiến ứng với bước sóng khoảng từ 200 đến 800nm. Hiện tượng hấp thụ bức xạ điện từ tuân theo định luật Bouger – Lam bert – Beer. Ứng dụng phương pháp phổ đo quang, người ta có thể xác định nhiều hợp chất trong phạm vi nồng độ khá rộng nhờ các cải tiến quan trọng trong thủ tục phân tích. Đây là phương pháp phân tích được ứng dụng rộng rãi trong phân tích thực phẩm và hoá học. 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay4,570
  • Tháng hiện tại99,360
  • Tổng lượt truy cập4,363,291
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây