Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử nghiệm nước giải khát sắn dây không gas

Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử nghiệm nước giải khát sắn dây không gas

 09:46 13/11/2023

Theo Đông y, sắn dây có tính bình, vị ngọt, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng cho đối tượng bị ngộ độc rượu, đại tiện ra máu, nóng trong sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết và tai ù tai điếc,… Các thành phần hoạt chất có trong loại cây này được xác định có chứa: Flavonoid, carbohydrate, triterpenoids,…được chứng minh có hiệu quả tốt với hệ thống tim mạch và chống kết tập tiểu cầu tốt.
Ở nước ta, cây sắn dây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là huyện Kinh Môn (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh). Về sản lượng hàng năm chỉ tính riêng Kinh Môn đã lên tới hơn 2000 tấn bột được cung cấp vào thị trường.
Nguyên liệu sắn dây hiện nay thường được dùng ở dạng pha nước uống trực tiếp, các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu này còn nhiều hạn chế. Pha sắn dây trực tiếp với nước lạnh để làm nước giải khát là cách làm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đây là thói quen hết sức sai lầm và có thể đem lại nhiều tác dụng tiêu cực cho sức khỏe như có thể gây nên hiện tượng đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, sắn dây có tính hàn nên việc sử dụng chúng với nước lạnh thường xuyên sẽ gây nên một số vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc sản xuất một sản phẩm dạng chín sẽ không gây nên những tác dụng phụ đáng tiếc, đồng thời rất tiện dụng cho người tiêu dùng.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh của ngành đồ uống dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng. Việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc tự nhiên là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt, những sản phẩm bổ dưỡng, nguồn gốc tự nhiên này cần được sử dụng đúng cách, tiện lợi. Chính vì vậy sản phẩm nước giải khát sắn dây bổ dưỡng có ý nghĩa rất cao trong sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Phụ gia tạo cấu trúc cho bánh, ứng dụng phụ gia tạo cấu trúc trong sản xuất bánh nướng

Phụ gia tạo cấu trúc cho bánh, ứng dụng phụ gia tạo cấu trúc trong sản xuất bánh nướng

 08:28 16/03/2022

Phụ gia tạo cấu trúc: là nhóm phụ gia thêm vào nhằm thay đổi cấu trúc nguyên liệu ban đầu, tạo ra cấu trúc mới hoặc làm ổn định cấu trúc của sản phẩm.
Phụ gia thực phẩm tạo cấu trúc được chia làm các nhóm:
- Hydrocolloid: xanthan gum, guargum, carrageenan, locust bean gum, agar-agar, pectin, alginate… Đây là những polyme tan trong nước được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp với khả năng tạo đặc hay tạo gel hệ lỏng, ổn định hệ bọt, nhũ tương và huyền phù, ngăn cản sự hình thành tinh thể đá và đường, giữ hương. Chúng được chiết xuất từ thực vật như trong cây có pectin, nhựa cây, hạt, củ và các loại tảo. Ngoài ra có thể tìm thấy trong vi sinh vật.
- Polysaccharit: tinh bột, tinh bột biến tính, maltose dextrine, chitosan…
- Protein: caseinat, whey, gluten, bột mỳ, protein đậu nành…
- Polyphosphat: muối polyphosphate có vai trò chủ yếu khi ướp làm gia tăng khả năng liên kết của nước với protein của mô cơ và do đó làm gia tăng năng suất của sản phẩm sau cùng, tăng chất lượng của sản phẩm.

Qua sim

Sử Dụng Saccharomyces Cerevisiae Rv002 Để Lên Men Rượu Vang Từ Quả Sim (Rhodomyrtus Tomentosa)

 15:41 10/06/2021

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của chủng Saccharomyces cerevisiae RV002 khi lên men nguyên liệu sim được trồng và thu hoạch tại Chí Linh, Hải Dương. Các yếu tố như tỷ lệ nguyên liệu/nước (1,0/1,0 ÷ 1,0/2,0 w/v), tỷ lệ nấm men (0,15 ÷ 0,55 g/L), hàm lượng chất khô hòa tan (20 ÷ 24 oBx), pH ban đầu (3,5 ÷ 5,0), thời gian lên men (9,0 ÷ 13,0 ngày) đã được đánh giá mức độ ảnh hưởng và điều kiện phù hợp cho quá trình lên men. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thiết kế thí nghiệm đơn yếu tố, kết hợp với phần mềm SPSS 22.0, Excel 2016 để xử lý số liệu thống kê. Kết quả cho thấy sau 11,0 ngày lên men ở tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1,0/1,5 w/v, tỷ lệ nấm men là 0,45 g/L, hàm lượng chất khô hòa tan là 23 oBx, pH ban đầu là 4,0, nhiệt độ lên men là 28 ± 2oC nấm men hoạt độ hiệu quả và cho chất lượng rượu vang sim đạt mức chất lượng cảm quan tốt (theo TCVN 3215-79). Hàm lượng ethanol đạt 12,8±0,25 (% Vol.), hàm lượng đường sót là 0,28±0,02 (g/L), hàm lượng methanol là 330±1,5 (mg/L cồn 100o), hàm lượng SO2 là 263,45±1,7 (mg/L cồn 100o), hàm lượng ester là 0,23±0,03 (g/L). Chất lượng cảm quan và hóa học phù hợp với TCVN 7045-2013 và QCVN 6-3:2010/BYT.

Sử dụng enzyme pectinase và chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae  để sản xuất cider dâu

Sử dụng enzyme pectinase và chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae để sản xuất cider dâu

 15:36 06/06/2021

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu hoa quả và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng enzyme pectinase để thu dịch lên men và tìm các điều kiện phù hợp của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae RV002. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase 0,075% (v/w), thời gian 45 phút ở nhiệt độ 45oC, pH = 4,0 trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa bằng Na2S2O5 nồng độ 30 mg/l tính theo SO2 trong 2 giờ và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (28±10C). Nghiên cứu đã xác định được điều kiện lên men cider dâu với các thông số kỹ thuật: tỷ lệ nguyên liệu/ nước: 1w/1,5v, độ Bx của dịch lên men: 19o, tỷ lệ nấm men là 0,35 g/l, giá trị pH lên men: 4,0, thời gian lên men là 4,5-5,0 ngày. Độ cồn của sản phẩm thu được 5,7% đến 6,0%. Sản phẩm cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,75 điểm, đạt loại tốt. Sản phẩm có các chỉ tiêu như hàm lượng ethanol, methanol phù hợp với QCVN 6-3:2010/BYT. Chất lượng vi sinh của sản phẩm phù hợp theo yêu cầu theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu vang

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu vang

 16:38 25/01/2021

Vang thường có nhiều hiện tượng hư hỏng như vang bị đục do quá trình lọc trong không triệt để dẫn đến làm kết lắng cặn xác nấm men, tannin và protein. Vang bị chua do nguyên nhân do nguyên liệu hoặc do nhiễm tạp vi sinh vật trong quá trình sản xuất. Vang bị váng do trong quá trình bảo quản không tốt bị nhiễm vi khuẩn axetic lên men tạo váng. Hoặc vang bị biến mùi do trong quá trình hoàn thiện không loại bỏ hết tế bào nấm men ra khỏi sản phẩm lên khi đóng chai nấm men chết tự phân huỷ làm biến mùi sản. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã đưa ra 7 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu vang giúp nâng cao hơn nữa chất lượng rượu vang.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay6,165
  • Tháng hiện tại42,426
  • Tổng lượt truy cập5,051,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây