Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan kết hợp với nano bạc để bảo quản cam canh ở Hải Dương

Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan kết hợp với nano bạc để bảo quản cam canh ở Hải Dương

 13:39 20/12/2021

Hải Dương có hơn 21.000 ha đất trồng cây ăn quả với năm loại cây chủ lực là vải, ổi, na, cam, bưởi. Các loại cây này đã được đưa vào sản xuất hàng hóa và chứng nhận theo quy trình VietGAP là vải, ổi, na, cam, bưởi với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm an toàn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cam đường canh là một loại cây mới được trồng tại Hải Dương từ năm 2011, nhưng nhờ thổ nhưỡng phù hợp nên hiện nay được coi là một loại cây ăn quả giá trị tại địa phương. Tuy nhiên, mùa thu hoạch cam đường canh thường vào cuối năm và chỉ trong thời gian ngắn. Với mục tiêu kéo dài thời gian bảo quản của cam, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho người trồng; trong nghiên cứu này, cam đường canh được thử nghiệm bảo quản bằng dung dịch phức chitosan-nano bạc. Kết quả cho thấy dung dịch chitosan-nano bạc với nồng độ chitosan 1,5% và nano bạc 3 ppm cho hiệu quả cao nhất với các chỉ số hao hụt khối lượng 11,5±0,56%; hàm lượng chất khô hoà tan 12,3±0,38oBx sau bảo quản 30 ngày ở điều kiện thường (nhiệt độ 26±1oC, độ ẩm 80÷85%).

Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 16:30 25/01/2021

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Lên men sản xuất cider dứa

Lên men sản xuất cider dứa

 16:54 19/06/2020

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dứa bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dứa được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,2g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (35mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt độ phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mối quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷240Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷500 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,5÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 24; Tỷ lệ nấm men, 326,3mg/l; pH, 4,3; Thời gian, 5,0 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dứa được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,1 điểm, đạt loại tốt.

Bản đồ tư duy - Mind Map

Bản đồ tư duy - Mind Map

 20:07 17/04/2020

Thành phần hóa học của tinh dầu thông từ thông mã vĩ (p. Massoniana lamb) vùng chí linh - Hải Dương, Việt Nam

Thành phần hóa học của tinh dầu thông từ thông mã vĩ (p. Massoniana lamb) vùng chí linh - Hải Dương, Việt Nam

 21:28 10/04/2020

Họ thông (Pinaceace) là một họ lớn mọc tự nhiên và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới để thu các sản phẩm phục vụ các mục đích khác nhau như gỗ, nhựa, tinh dầu... Tuy nhiên, trong hơn 100 loài Thông, chỉ một vài loại là nguồn hiệu quả để lấy nhựa (resin) thu tinh dầu như P. elliottii Engelm, P. massoniana và P. kesiya Royale ex Gordon, P pinaster. Aiton (Portugal), P. merkusii Jungh. và Vriese,... Các loài thông khác nhau, được trồng ở các vùng địa lý khác nhau sẽ cho tinh dầu có hàm lượng và chất lượng khác nhau.
Tinh dầu thông (Turpentine) là một hỗn hợp nhiều hợp chất phức tạp chủ yếu là các hợp chất terpenoid như: sesquiterpenoid và monoterpenoid được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật cũng như các mục tiêu y dược học. Loại hợp chất và thành phần khối lượng của mỗi loại phụ thuộc vào loại thông, điều kiện địa lý của vùng trồng cây. Ví dụ, theo nghiên cứu của Gscheidmeier và Fleig (1996), thành phần chính của tinh dầu thông được sản xuất tại Hy Lạp là α-pinene (92 - 97%), β-pinene (1 - 3%). Trong khi đó, tinh dầu thông ở Ấn Độ có hàm lượng tương đối thấp α-pinene (20-40%) và β - pinene chiếm hàm lượng từ (5-20%) [3]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đậu và Phan Tống Sơn thông ba lá tại Lâm Đồng có 10 hợp chất cơ bản, trong đó pinene (62,6%), β-pinene (4%), β- Phellandren (26,4%) và một số hợp chất khác. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) là một công cụ hiệu quả và chính xác để định tính cũng như định lượng các thành phần của tinh dầu. Đó chính là công cụ chuẩn để xác định chất lượng và giá trị của tinh dầu.
Ở Việt Nam, thông Mã vĩ đã được trồng tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang... Tại Chí Linh, Hải Dương, thông Mã vĩ có diện tích tương đối lớn tại hai khu di tích là Côn Sơn và vùng đồi Phượng Hoàng, nơi có đền thờ nhà giáo Chu Văn An là nguồn lấy nhựa dồi dào phục vụ cho ngành công nghiệp thu tinh dầu. Trong nghiên cứu này, tinh dầu thông Mã vĩ (P. massoniana Lamb) được tách từ mủ nhựa thông thu tại đồi thông Côn Sơn - Chí Linh, Hải Dương theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Thành phần của tinh dầu được xác định bằng sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS). Các thông số khác của tinh dầu dược xác định là: Tỷ khối ở 200C, Chỉ số khúc xạ ở 250C, Giới hạn sôi.

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

Tối ưu hóa quá trình lên men nước giải khát cider dâu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng bốn yếu tố

 09:58 25/06/2019

Cider là đồ uống có cồn được lên men từ các dịch ép trái cây, thường là từ nguyên liệu táo và có độ cồn 4,0-6,0%. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các điều kiện tối ưu của quá trình lên men dịch ép dâu (Morus Alba.L) bằng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Quả dâu được lựa chọn, xử lý bằng enzyme pectinase (0,25g/l) trước khi thực hiện quá trình thanh trùng bằng phương pháp sunfit hóa (30mg/l SO2) và lên men trong điều kiện nhiệt phòng (25±10C). Nghiên cứu đã xây dựng được mô hình toán thể hiện mới quan hệ của hai hàm mục tiêu là điểm chất lượng cảm quan (Y1), độ cồn (Y2) với các biến: Z1- độ Bx (18÷24 0Bx); Z2- tỷ lệ nấm men (200÷400 mg/l); Z3- pH của dịch lên men (3,0÷5,0); Z4-Thời gian lên men (3÷5 ngày). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu trực tâm quay (Rotatable Central Composite Design) và ma trận thí nghiệm được xây dựng và phân tích bằng phần mềm Design Expert 11.0. Kết quả đã xác định được các giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men như sau: Độ Bx của dịch lên men, 23,4; Tỷ lệ nấm men, 353,6mg/l; pH, 4,1; Thời gian, 4,4 (ngày). Độ cồn thu được ở thí nghiệm tối ưu là 6,0. Sản phẩm nước cider dâu được hội đồng đánh giá cảm quan theo thang điểm 20, hệ số quan trọng 4 đánh giá được 18,9 điểm, đạt loại tốt.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay2,792
  • Tháng hiện tại39,053
  • Tổng lượt truy cập5,048,160
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây