Ngành Công nghệ Thực phẩm là gì?

Thứ năm - 22/08/2019 05:26
1. Công nghệ thực phẩm là gì?
          Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.
 2. Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ Thực phẩm
          Đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,... nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.
Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.
  • Các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Hóa sinh học thực phẩm,Vi sinh vật học thực phẩm, Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Quản lý chất lượng và luật thực phẩm, Phát triển sản phẩm mới, Phân tích thực phẩm, Công nghệ sản xuất rượu, bia, Công nghệ sản xuất đường bánh kẹo, Công nghệ chế biến sữa, công nghệ sản xuất nước giải khát,…
  • Bằng cấp: Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Cơ hội nghề nghiệp: Kỹ sư quản lý quá trình chế biến - bảo quản - kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất,… tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm;  Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng
3. Về kỹ năng
          – Vận dụng được công nghệ và thiết bị phù hợp  trong chế biến các sản phẩm thực phẩm (thịt, sữa, rau quả, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ uống có cồn, chè, cà phê, cacao, dầu thực vật, thực phẩm lên men, thực phẩm truyền thống, thực phẩm chức năng);
         – Độc lập trong các phân tích cơ bản về sản phẩm trên các mặt dinh dưỡng, cảm quan, hóa học và vi sinh;
         – Tham gia tính toán các thông số công nghệ lựa chọn máy và thiết bị, giám sát và kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất;
         – Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho một quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm cụ thể;
         – Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở trong nước và quốc tế
         – Độc lập trong tổng hợp, phân tích thông tin, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới thuộc lĩnh vực chuyên ngành công nghệ thực phẩm. Thành thạo trong kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, cũng như khả năng tổ chức, tổng hợp ý kiến tập thể để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
         – Đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm ở quy mô địa phương và vùng miền tại Việt Nam.
         – Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm thông dụng trên máy tính
         – Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm
         – Tham gia, xây dựng và phát triển hệ thống, tạo sản phẩm ; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể
4. Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
         Người học sau khi tốt nghiệp cử nhân công nghệ thực phẩm có thể công tác trong các lĩnh vực sau:
         – Nhân viên/trưởng phó phòng Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát, kiểm tra chất lượng(QA: Quality Assurance); tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh ngiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;
         – Chuyên viên trong bộ phận kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các Trung tâm, Phòng, Sở… trực thuộc bộ Y tế;
         – Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về công nghiệp thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch…;
          – Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm.
         – Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
 3. Nhu cầu nhân lực của xã hội
         Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Trong nền kinh tế Việt Nam, ngành Công nghệ thực phẩm đạt 20% PIB (tổng sản lượng nội địa), xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2020. Đây cũng sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới.
 4. Những tố chất phù hợp với ngành
         + Đam mê công nghệ, thích nghiên cứu
         + Có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích
         + Nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của người khác
         + Quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống
 

Tác giả bài viết: Ths Bùi Văn Tú (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay7,383
  • Tháng hiện tại60,142
  • Tổng lượt truy cập5,290,421
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây