Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử nghiệm nước giải khát sắn dây không gas

Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, sản xuất thử nghiệm nước giải khát sắn dây không gas

 09:46 13/11/2023

Theo Đông y, sắn dây có tính bình, vị ngọt, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng cho đối tượng bị ngộ độc rượu, đại tiện ra máu, nóng trong sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết và tai ù tai điếc,… Các thành phần hoạt chất có trong loại cây này được xác định có chứa: Flavonoid, carbohydrate, triterpenoids,…được chứng minh có hiệu quả tốt với hệ thống tim mạch và chống kết tập tiểu cầu tốt.
Ở nước ta, cây sắn dây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là huyện Kinh Môn (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh). Về sản lượng hàng năm chỉ tính riêng Kinh Môn đã lên tới hơn 2000 tấn bột được cung cấp vào thị trường.
Nguyên liệu sắn dây hiện nay thường được dùng ở dạng pha nước uống trực tiếp, các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu này còn nhiều hạn chế. Pha sắn dây trực tiếp với nước lạnh để làm nước giải khát là cách làm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đây là thói quen hết sức sai lầm và có thể đem lại nhiều tác dụng tiêu cực cho sức khỏe như có thể gây nên hiện tượng đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, sắn dây có tính hàn nên việc sử dụng chúng với nước lạnh thường xuyên sẽ gây nên một số vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc sản xuất một sản phẩm dạng chín sẽ không gây nên những tác dụng phụ đáng tiếc, đồng thời rất tiện dụng cho người tiêu dùng.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh của ngành đồ uống dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng. Việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc tự nhiên là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt, những sản phẩm bổ dưỡng, nguồn gốc tự nhiên này cần được sử dụng đúng cách, tiện lợi. Chính vì vậy sản phẩm nước giải khát sắn dây bổ dưỡng có ý nghĩa rất cao trong sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.

Thành phần hóa học của tinh dầu thông từ thông mã vĩ (p. Massoniana lamb) vùng chí linh - Hải Dương, Việt Nam

Thành phần hóa học của tinh dầu thông từ thông mã vĩ (p. Massoniana lamb) vùng chí linh - Hải Dương, Việt Nam

 21:28 10/04/2020

Họ thông (Pinaceace) là một họ lớn mọc tự nhiên và được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới để thu các sản phẩm phục vụ các mục đích khác nhau như gỗ, nhựa, tinh dầu... Tuy nhiên, trong hơn 100 loài Thông, chỉ một vài loại là nguồn hiệu quả để lấy nhựa (resin) thu tinh dầu như P. elliottii Engelm, P. massoniana và P. kesiya Royale ex Gordon, P pinaster. Aiton (Portugal), P. merkusii Jungh. và Vriese,... Các loài thông khác nhau, được trồng ở các vùng địa lý khác nhau sẽ cho tinh dầu có hàm lượng và chất lượng khác nhau.
Tinh dầu thông (Turpentine) là một hỗn hợp nhiều hợp chất phức tạp chủ yếu là các hợp chất terpenoid như: sesquiterpenoid và monoterpenoid được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật cũng như các mục tiêu y dược học. Loại hợp chất và thành phần khối lượng của mỗi loại phụ thuộc vào loại thông, điều kiện địa lý của vùng trồng cây. Ví dụ, theo nghiên cứu của Gscheidmeier và Fleig (1996), thành phần chính của tinh dầu thông được sản xuất tại Hy Lạp là α-pinene (92 - 97%), β-pinene (1 - 3%). Trong khi đó, tinh dầu thông ở Ấn Độ có hàm lượng tương đối thấp α-pinene (20-40%) và β - pinene chiếm hàm lượng từ (5-20%) [3]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đậu và Phan Tống Sơn thông ba lá tại Lâm Đồng có 10 hợp chất cơ bản, trong đó pinene (62,6%), β-pinene (4%), β- Phellandren (26,4%) và một số hợp chất khác. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) là một công cụ hiệu quả và chính xác để định tính cũng như định lượng các thành phần của tinh dầu. Đó chính là công cụ chuẩn để xác định chất lượng và giá trị của tinh dầu.
Ở Việt Nam, thông Mã vĩ đã được trồng tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang... Tại Chí Linh, Hải Dương, thông Mã vĩ có diện tích tương đối lớn tại hai khu di tích là Côn Sơn và vùng đồi Phượng Hoàng, nơi có đền thờ nhà giáo Chu Văn An là nguồn lấy nhựa dồi dào phục vụ cho ngành công nghiệp thu tinh dầu. Trong nghiên cứu này, tinh dầu thông Mã vĩ (P. massoniana Lamb) được tách từ mủ nhựa thông thu tại đồi thông Côn Sơn - Chí Linh, Hải Dương theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Thành phần của tinh dầu được xác định bằng sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS). Các thông số khác của tinh dầu dược xác định là: Tỷ khối ở 200C, Chỉ số khúc xạ ở 250C, Giới hạn sôi.

Kỹ thuật petrifilm - phương pháp định lượng nhanh vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm

Kỹ thuật petrifilm - phương pháp định lượng nhanh vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm

 10:53 23/11/2019

Kỹ thuật màng pêtri (Petrifilm) là phương pháp có thể dùng để kiểm tra nhanh vi sinh vật. Trong kỹ thuật này môi trường dinh dưỡng dạng đông khô được cố định trên 1 giá thể mỏng và được phủ bằng 1 màng bảo vệ. Môi trường dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của vi sinh vật trong thời gian ủ và số khuẩn lạc xuất hiện có thể được đếm trực tiếp. Đây là phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại các nước Châu Âu và đang được các nhà khoa học, các công ty trong nước đặc biệt quan tâm.

Phụ gia ngành sữa-vai trò và tác động của chúng đến chất lượng sản phẩm sữa

Phụ gia ngành sữa-vai trò và tác động của chúng đến chất lượng sản phẩm sữa

 08:31 15/01/2019

Việc sử dụng các chất phụ gia trong các sản phẩm sữa khác nhau ở các khu vực lục địa khác nhau. Mặc dù việc sử dụng các chất phụ gia được quy định theo Codex Alimentarius, các điều khoản cụ thể theo quốc gia phải luôn được xem xét. Ở hầu hết các thị trường, việc sử dụng các chất phụ gia nói chung không phổ biến trong các sản phẩm sữa như sữa nguyên chất, váng sữa, kem và sữa chua, trong khi nó trở nên thường xuyên hơn nếu các thành phần khác như trái cây, các loại hạt, hoặc rau quả được thêm vào hoặc nếu sữa sản phẩm được xử lý khi nhu cầu công nghệ tăng lên. Ngoài ra, việc sử dụng các chất phụ gia trong sữa và pho mát lên men là phổ biến hơn, mặc dù vẫn còn hạn chế. Theo các quy định cụ thể được quy định tại Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, các chất phụ gia như màu sắc và chất làm ngọt cũng như chất ổn định như natri và canxi phốt phát, axit ascorbic và carrageenan và canxi clorua thường được sử dụng cho các sản phẩm sữa trừ bơ và các sản phẩm sữa lên men không có hương vị, mà việc sử dụng các chất phụ gia không được phép hoặc bị hạn chế. Việc sử dụng chất bảo quản, thuốc chống loạn thần và chất chống oxy hóa trong các sản phẩm sữa cũng bị hạn chế và phải được xác minh theo quy định quốc gia đối với các sản phẩm liên quan. Quan trọng trong mọi trường hợp là luật pháp địa phương hoặc quốc gia phải được xác minh trước khi sản phẩm ra mắt tại các thị trường mới.

Chất chống oxy hóa từ thực vật và phương pháp phân tích trong nghiên cứu

Chất chống oxy hóa từ thực vật và phương pháp phân tích trong nghiên cứu

 08:21 06/07/2018

Từ thực tiễn cuộc sống, con người đã biết tìm ra được nhiều loại thực vật vừa có tác dụng dinh dưỡng, vừa có tác dụng điều trị bệnh tật. Thực vật cũng là một nguồn tuyệt vời chứa các chất chống oxi hóa. Các hợp chất phenolic, là những chất chống oxi hóa tự nhiên, được phát hiện phổ biến trong các loại thực vật. Chúng đã được báo cáo là có nhiều chức năng sinh học quý bởi vì chúng có khả năng trì hoãn hiệu quả quá trình oxi hóa chất béo và do đó góp phần cải thiện chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được các phần của thực vật chứa nhiều chất chống oxi hóa như: Flavonoids, tannins, vitamins, quinines, coumarins, lignan, ligin và các hợp chất phenolic khác. Vì vậy, thực vật sẽ là một nguồn nguyên liệu tốt để thu nhận và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học.
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới thuộc Đông Nam Á. Hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với xấp xỉ 2.500 loài thực vật được nhận diện. Nhiều loại thực vật trồng ở Việt Nam đã được sử dụng trong y học, dược liệu từ lâu đời vì những đặc tính sinh học đa dạng của nó. Thực vật dược liệu trồng ở Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu trong vài thập kỷ qua. Có thể nói Việt Nam có nguồn thực dồi dào phục vụ tốt cho lĩnh vực thực phẩm cũng như dược phẩm.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay379
  • Tháng hiện tại41,923
  • Tổng lượt truy cập4,855,989
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây