Sự cần thiết của đảm chất lượng và an toàn thực phẩm trong nhịp sống công nghiệp

Thứ hai - 23/05/2022 09:42
      Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, vấn nạn lớn con người đang phải đối mặt hiện nay là thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến và sản xuất. Trong khi đó, nhịp sống công nghiệp hiện đại ngày càng hối hả nên người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm an toàn. Chính vì vậy, An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn, nhức nhối trong xã hội khi càng ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh do ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Do đó từng cá nhân, tổ chức cần phải có trách nhiệm cụ thể để đảm bảo an toàn thực phẩm cho chính bản thân cũng như gia đình và xã hội.
      Với nhịp sống công nghiệp, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng thứ ăn nhanh, tiện lợi khi sử dụng. Sự đa dạng các loại hình thực phẩm làm nguy cơ mất kiểm soát về an toàn thực phẩm ngày càng cao. Do đó, hiện nay thực phẩm không đảm bảo chất lượng đang tràn lan ngoài thị trường. Đôi khi thực phẩm không rõ nguồn gốc khiến nhiều người tiêu dùng khó để lựa chọn được những sản phẩm đảm bảo an toàn. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng thuốc kháng sinh, kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi, những hóa chất cấm trong chế biến…  Nhiều cơ sở chế biến sản xuất theo quy trình chế biến không nghiêm ngặt không bảo đảm vệ sinh, máy móc không bảo đảm đúng yêu cầu quy định của Nhà nước. Vì vậy, theo số liệu thống kê của Cục Quản lý An toàn vệ sinh Thực phẩm của Bộ Y Tế thì số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm hay số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp và có nhiều người tử vong vì ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn… Trong khi đó, thông tin về Thực trạng An toàn Thực phẩm hiện nay còn gây nhiều tranh cãi và nhiều đối tượng lợi dụng sự hoang mang người tiêu dùng để tung ra những tin gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
      Trước thực trạng về an toàn thực phẩm hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 trong đó cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Cơ chế – chính sách; Kinh tế – xã hội; Khoa học – công nghệ cũng như hành động từ phía: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Do đó các cơ quan thẩm quyền liên quan cần phải tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh. Các cơ sở sản xuất, chế biến cần phải có những biện pháp để hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng mọi tiêu chuẩn được cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận. Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh; tránh vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến phía người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội. Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng các loại thực phẩm, thận trọng nhiều hơn trong việc lựa chọn thực phẩm để đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua những thực phẩm kém chất lượng, gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trước nhu cầu bức thiết về lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, khoa Thực phẩm và hoá học, trường đại học Sao Đỏ xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Các cử nhân, kỹ sư Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là cây cầu nối giữa người tiêu dùng, cơ sở sản xuất và nhà nước thực hiện tốt giải pháp an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay.
 
28 3
 
28 4
 
28 5
Sinh viên khoa Thực phẩm và hoá học trong giờ học Thực hành kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm.

Tác giả bài viết: ThS. Tăng Thị Phụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay66
  • Tháng hiện tại76,394
  • Tổng lượt truy cập4,340,325
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây