Xu thế phát triển của ngành công nghệ thực phẩm, ngành học định hướng cho tương lai

Thứ hai - 09/08/2021 08:52

      Theo dự báo của FAO, thế giới dự kiến ​​đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030. Vì vậy, nhu cầu về lương thực để cung cấp cho nhân loại là một vấn đề rất cấp thiết, phải đảm bảo được tiêu chí đủ về chất lượng và số lượng.

      Công nghệ thực phẩm là ngành học chuyên về lĩnh vực bảo quản, chế biến, kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất/chế biến thực phẩm. Ứng dụng của ngành này vô cùng đa dạng và gần gũi với đời sống hàng ngày. Trong những năm qua, Ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước.

      Theo tổng cục thống kê, giá trị sản xuất của Ngành sản xuất chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng 19,1% trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, thể hiện tầm quan trọng của Ngành trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực của người dân cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, tỷ trọng giá trị sản xuất cao cho thấy ngành sản xuất, chế biến thực phẩm có nhiều thế mạnh với nhiều thương hiệu lớn, có uy tín, thị trường ổn định và có khả năng cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp nước ngoài. Một số ngành sản xuất và chế biến sữa, đồ uống, dầu ăn, bánh kẹo được dự báo có xu hướng ngày càng tăng trưởng cao và trở thành các phân khúc thị trường chế biến năng suất nhất của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản xuất chế biến thực phẩm sẽ được mở ra một thị trường tiêu dùng và đầu tư rộng lớn hơn. Tính đến năm 2020, cả nước có trên 7.500 doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tổng công suất đạt khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu/năm (Theo Bộ Công Thương).

      Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm không nhiều (chiếm gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước) nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và sản xuất rau củ quả chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm, trong khi đó ngành chế biến thủy sản đông lạnh lại là ngành thu hút nhiều lao động nhất.

      Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Hiện thực phẩm đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt Nam. Tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 7%/năm. Những tháng đầu năm 2021, ngành sản xuất thực phẩm đã thể hiện sự hồi phục rõ rệt khi dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, các lĩnh sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất ngành chế biến thực phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; một số sản phẩm tăng khá như: Thủy, hải sản chế biến tăng 3,3%; sữa tươi tăng 5,6%; sữa bột tăng 18,1%…

      Vì vậy, nắm bắt xu thế phát triển và nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Công nghệ sản xuất thực phẩm. Khoa Thực phẩm và hoá học trường Đại học Sao Đỏ đào tạo cho sinh viên các kiến thức nền tảng về cơ sở hóa sinh, hóa học thực phẩm, sản xuất/chế biến các sản phẩm bia, rượu, bánh kẹo, sữa, rau quả, thịt, thuỷ sản. Mỗi môn học đều đặt mục tiêu kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thời gian thực hành luôn chiếm hơn 50%. Mỗi khóa học đều có những chuyến thực tập thực tế tại các Công ty và nhà máy sản xuất thực phẩm. Do đó, đã giúp sinh viên tiếp cận với điều kiện sản xuất thực tế để cũng cố hơn lý thuyết đã học. Các kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng phát triển công việc, kỹ năng tiếp cận kinh tế thị trường, kỹ năng ngoại ngữ, cách phân tích tiếp cận vấn đề thông qua các buổi hội thảo. Công nghệ thực phẩm là ngành học định hướng cho tương lai của bạn.

p1

Sinh viên học thực hành phân tích thực phẩm. 

p2

Sinh viên học thực hành phân tích vi sinh 

p3

Sinh viên học thực hành đồng hoá sữa tại trung tâm thực hành thực nghiệm khoa Thực phẩm và hoá học.
 

Tác giả bài viết: ThS. Tăng Thị Phụng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay660
  • Tháng hiện tại122,162
  • Tổng lượt truy cập5,215,391
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây