Sinh viên ngành công nghệ thực phẩm làm gì sau tốt nghiệp

Thứ tư - 21/07/2021 14:30
        Ngành Công nghệ thực phẩm được được xếp ở vị trí thứ hai trong ba nhóm ngành nghề có xu hướng dẫn đầu về khả năng thu hút nguồn nhân lực cao. Với tầm quan trọng của mình, ngành Công nghệ thực phẩm đã khẳng định vị trí vững chắc trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp ra trường, những kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm sẽ không phải lo lắng vì cơ hội việc làm trong ngành thực phẩm hết sức rộng mở. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến sản xuất, chế biến thực phẩm (sản xuất thịt, cá, sữa, cà phê, đồ hộp, bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát, chế biến nông thủy sản, rau quả, chè…), vệ sinh an toàn thực phẩm, mua bán xuất nhập khẩu; phòng quản lý An toàn Vệ sinh thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương… Ngoài ra, sinh viên còn có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm nghiệm… của các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và y tế dự phòng…
Cụ thể một số công việc sau:
      - Cán bộ đảm bảo chất lượng QA (Quality Assurance): Thực hiện các nhiệm vụ nhằm đảm bảo chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất như xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và giám sát, đo lường việc thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng đề ra.
     
29134191 1030096273814438 1411407734 n
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm, Đại học Sao Đỏ đảm nhiệm vị trí công việc là cán bộ đảm bảo chất lượng (QA) tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen (TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

     - Cán bộ kiểm soát chất lượng nguyên liệu QC (Quality Control): Thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất (hay còn gọi với tên khác là nhân viên KCS) – đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra từng công đoạn trong quy trình sản xuất để đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu. Cán bộ QC thường được chia thành 3 vị trí: Kiểm soát chất lượng đầu vào (PQC), kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất (PQC), kiểm soát chất lượng đầu ra (OQC).
17035175 820448951445839 2000814252 n
 
29020023 1029692340521498 1602628669 n
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Công nghệ Thực phẩm, Đại học Sao Đỏ đảm nhiệm vị trí công việc là cán bộ kiểm soát chất lượng (QC) 
      - Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm R&D (Research and Development) là hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp sản xuất - dịch vụ, có nhiệm vụ nghiên cứu - phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
      - Quản lý bếp ăn công nghiệp: Kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm tồn, nắm số liệu cụ thể, tính toán rồi lên kế hoạch đặt hàng; đồng thời kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, vật dụng, thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến, đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ thiết bị cũng như khu vực bếp được phân công.
29138014 1029692380521494 322596395 n
Kỹ sư ngành Công nghẹ thực phẩm đảm nhận vị trí quản lý bếp ăn công nghiệp
      - Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist): là người tư vấn cho người khác về các vấn đề dinh dưỡng trong thực phẩm và tác động của chúng đối với sức khoẻ con người. 
      - Cán bộ phòng thí nghiệm (Laboratory staff): Thực hiện công tác lấy mẫu nguyên liệu, phụ gia, thành phẩm. Phân tích thử nghiệm theo đúng quy trình và theo kế hoạch. Kiểm tra, hiệu chuẩn các thiết bị theo quy trình hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; kiểm soát môi trường phòng thí nghiệm; khắc phục các công việc thử nghiệm không phù hợp; kiểm tra hóa chất chất chuẩn theo kế hoạch; sử dụng và bảo quản thiết bị đúng quy định; thực hiện quản lý mẫu đúng quy định.
      - Cán bộ thu mua nguyên liệu: Làm việc trực tiếp với phòng Kế hoạch và Sản xuất, để lập kế hoạch và lên ưu tiên cho các hoạt động thu mua. Đánh giá kế hoạch đặt hàng, đưa ra yêu cầu mua hàng, và quản lý quá trình lựa chọn. Truyền thông tin và hỗ trợ các văn bản cần thiết cho nhà cung cấp. Theo dõi tình trạng đơn hàng, sẵn sàng cho các sự cố thiếu hoặc tồn đọng hàng hóa, liên hệ trực tiếp với các phòng ban có liên quan. Theo dõi đơn đặt hàng và xác nhận thời gian sản xuất, thời điểm giao hàng và chi phí. Đánh giá, cập nhật và duy trì các đơn đặt hàng cho đến khi kết thúc. Đảm bảo đơn đặt hàng tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng; báo cáo kết quả lên quản lý.
      - Giám sát sản xuất (Production supervisor): Nhiệm vụ chính của giám sát viên sản xuất là theo dõi và điều phối những hoạt động của nhân viên cấp dưới trong phạm vi quản lý của mình. Giám sát và quản lý các hoạt động của nhân viên cấp dưới: phân công cho các bộ phận, chia ca, thúc giục nhân viên khi cần thiết… Giám sát hàng hóa và sản phẩm đã cung cấp, theo dõi, ghi chép và báo cáo đầy đủ các số liệu. Giám sát và đảm bảo tiến độ kinh doanh, công việc của bộ phận thuộc quyền quản lý. Theo dõi mọi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Hỗ trợ phục vụ khách hàng, cùng khách hàng tham gia đàm phán, trao đổi về sản phẩm. Luôn có phương án để giải quyết những vấn đề phát sinh và phản hồi không tích cực trong quá trình phục vụ. Đưa ra phương án để thúc đẩy kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh. Báo cáo công việc kịp thời và chính xác đến cấp trên. Chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động trong phạm vi quản lý, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả. Tối ưu hóa hoạt động của nhân viên, đảm bảo nhân viên hoàn thành tốt công việc.
 

Tác giả bài viết: ThS. Bùi Văn Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay734
  • Tháng hiện tại97,588
  • Tổng lượt truy cập4,361,519
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây