09:46 13/11/2023
Theo Đông y, sắn dây có tính bình, vị ngọt, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả, thường được dùng cho đối tượng bị ngộ độc rượu, đại tiện ra máu, nóng trong sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết và tai ù tai điếc,… Các thành phần hoạt chất có trong loại cây này được xác định có chứa: Flavonoid, carbohydrate, triterpenoids,…được chứng minh có hiệu quả tốt với hệ thống tim mạch và chống kết tập tiểu cầu tốt.
Ở nước ta, cây sắn dây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là huyện Kinh Môn (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh). Về sản lượng hàng năm chỉ tính riêng Kinh Môn đã lên tới hơn 2000 tấn bột được cung cấp vào thị trường.
Nguyên liệu sắn dây hiện nay thường được dùng ở dạng pha nước uống trực tiếp, các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu này còn nhiều hạn chế. Pha sắn dây trực tiếp với nước lạnh để làm nước giải khát là cách làm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đây là thói quen hết sức sai lầm và có thể đem lại nhiều tác dụng tiêu cực cho sức khỏe như có thể gây nên hiện tượng đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, sắn dây có tính hàn nên việc sử dụng chúng với nước lạnh thường xuyên sẽ gây nên một số vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc sản xuất một sản phẩm dạng chín sẽ không gây nên những tác dụng phụ đáng tiếc, đồng thời rất tiện dụng cho người tiêu dùng.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh của ngành đồ uống dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng. Việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc tự nhiên là một nhu cầu tất yếu. Đặc biệt, những sản phẩm bổ dưỡng, nguồn gốc tự nhiên này cần được sử dụng đúng cách, tiện lợi. Chính vì vậy sản phẩm nước giải khát sắn dây bổ dưỡng có ý nghĩa rất cao trong sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.
13:39 20/12/2021
Hải Dương có hơn 21.000 ha đất trồng cây ăn quả với năm loại cây chủ lực là vải, ổi, na, cam, bưởi. Các loại cây này đã được đưa vào sản xuất hàng hóa và chứng nhận theo quy trình VietGAP là vải, ổi, na, cam, bưởi với mục tiêu là tạo ra các sản phẩm an toàn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Cam đường canh là một loại cây mới được trồng tại Hải Dương từ năm 2011, nhưng nhờ thổ nhưỡng phù hợp nên hiện nay được coi là một loại cây ăn quả giá trị tại địa phương. Tuy nhiên, mùa thu hoạch cam đường canh thường vào cuối năm và chỉ trong thời gian ngắn. Với mục tiêu kéo dài thời gian bảo quản của cam, đem lại giá trị kinh tế cao hơn cho người trồng; trong nghiên cứu này, cam đường canh được thử nghiệm bảo quản bằng dung dịch phức chitosan-nano bạc. Kết quả cho thấy dung dịch chitosan-nano bạc với nồng độ chitosan 1,5% và nano bạc 3 ppm cho hiệu quả cao nhất với các chỉ số hao hụt khối lượng 11,5±0,56%; hàm lượng chất khô hoà tan 12,3±0,38oBx sau bảo quản 30 ngày ở điều kiện thường (nhiệt độ 26±1oC, độ ẩm 80÷85%).
16:26 22/07/2020
Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI) dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm là 10,9% cho giai đoạn 2017 – 2019. Thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2018-2025 trung bình mỗi năm cần 12-15 nghìn lao động có trình độ trong lĩnh vực thực phẩm.
09:34 24/04/2020
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu trong xã hội đặc biệt là hiện nay vẫn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề cấp thiết thì nhu cầu về thực phẩm trong đó thực phẩm sạch ngày càng được quan tâm. Vì vậy, Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm trong tương lai. Đây là những ngành học gắn liền với nhu cầu lao động của thị trường, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.