Những cơn gió lạnh đầu đông bất chợt ùa về thường mang cho ta những hoài niệm tưởng chừng như ta đã quên. Những ngày cuối năm luôn là dịp khiến chúng ta nhớ về những điều đã diễn ra trong suốt một năm ròng. Và đối với những thế hệ học sinh, sinh viên hay những người đã từng trải qua thời niên thiếu dưới mái trường thì ắt hẳn không thể nào quên ngày 20/11 - ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam.
Chắc hẳn với mỗi chúng ta khi đến dịp 20/11 thì sẽ thường nhớ về thầy cô về người lái đò đã dốc sức mình giúp đỡ chúng ta mở ra con đường tương lai mới. Tuy nhiên, ngày nhà giáo Việt Nam bắt nguồn từ đâu có lẽ không phải ai cũng biết.
Tháng 1 năm 1946 một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên Féderation International Syndicale des Enseignants viết tắt là tổ chức FISE dịch ra là "liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục". Năm 1949 tại hội nghị quốc tế Vacsava - Ba Lan tổ chức FISE xây dựng một bản "hiến chương nhà giáo" bao gồm 15 chương với nội dung chủ yếu kà đấu tranh chống nền giáo dục tư sản phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp về mặt lợi ích và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm khánh chiến chống thực dân Pháp, công đoàn giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu thành tích của nền giáo dục cách mạng. Mùa xuân năm 1953 đoàn Việt Nam do thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn là trưởng đoàn tham dự hội nghị quan trọng kết nạp công đoàn giáo dục ở thủ đô của Áo trong đó có công đoàn giáo dục Việt Nam. Chỉ sau một thời gian ngắn thành lập từ tháng 7 năm 1951 công đoàn Việt Nam đã được kết nạp là thành viên của FISE, trong 4 ngày kể từ 26/8/1957 tại Vacsava hội nghị có 57 nước tham dự và công đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm lag ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. Và lần đầu tiên năm 1958 ngày nhà giáo Việt Nam được vinh dự tổ chức trên toàn miền bắc Việt Nam. Sau giải phóng thì vào ngày 20)11/1982 ngày quốc tế hiến chương nhà giáo được tiến hành trọng thể trong cả nước.
Ý nghĩa là vậy, 20/11 là dịp để bao thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với người đã dốc tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả. Mấy ai có thể một lòng mang tới những con chữ cho trẻ em vùng cao không có điều kiện đến trường, mấy ai có thể hy sinh thanh xuân của mình để giúp đỡ những đứa trẻ từng mất lý tưởng sống vì những "cám dỗ, trò đời". Quý báu biết bao khi những người thầy, người cô ấy sẵn sàng bỏ dạy với mức lương cao ở các trường trong thành phố lớn về miền núi mang tri thức gửi gắm vào từng thế hệ tương lai. Vì họ biết rằng các em nhỏ ấy thiếu thốn thiệt thòi, cơm ăn còn bữa đói bữa no làm sao dám nghĩ tới con chữ. Những người thầy người cô ấy biết rằng khi các em lớn tri thức chính là hành trang vững chắc nhất để giúp các em bước vào đời, không dễ sa vào những cạm bẫy, cho các em tri thức cho các em con chữ chính là cho các em tương lai. Hay với những em hoàn cảnh gia đình kém may mắn thiếu sự giáo dục từ cha mẹ, hư hỏng từ khi còn nhỏ thì chính người thầy người cô ấy đã mang lại cho các em hy vọng vào tương lai tốt hơn bằng cách hướng các em cố gắng học tập hoàn thành nghĩa vụ một người học sinh một người công dân có đạo đức. Không có công sinh cũng có công dưỡng để rồi một ngày những đứa trẻ ấy quay về với sự thành công, không phải công danh sự nghiệp đồ sộ mới gọi là thành công mà đôi khi chỉ là cống hiến lao động chính đáng không gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, biết nghĩ cho bản thân và những người yêu thương mình, thì đó chính là thành công của một người.
Không chỉ mang con chữ mà còn mang cả niềm tin cho thế hệ trẻ tương lai. Nhà giáo là một nghề đáng quý đáng trân trọng. Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa. Không chỉ riêng tôi mà mong rằng trong những trái tim của mỗi thế hệ học trò sẽ mãi luôn nhớ về những điều ý nghĩa mà người thầy đã từng dạy cho mình một tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng nhất.