Dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe

Thứ năm - 21/01/2021 22:46
      Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".
      Sức khỏe Thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất; càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
      Sức khỏe Tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
      Tuy nhiên ở Việt Nam có một vấn đề đáng báo động đó là tình trạng sức khỏe của người dân, đó là:
      1. Tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới 
      Tỷ lệ số người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng rất nhanh, thuộc diện hàng đầu thế giới. Trong khoảng 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đã tăng tới 211% với gần 5 triệu người mắc bệnh và nghiêm trọng hơn là cứ 10 ca thì có 6 ca được chuẩn đoán có biến chứng.
      2. Bệnh tim mạch tăng nhanh
      Hội Tim mạch dự đoán, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có khoảng 1/5 dân số sẽ mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, trong một số năm gần đây, bệnh tăng huyết áp đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng mắc bệnh trong độ tuổi lao động. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở những người từ 25 tuổi trở lên có khoảng 25,1%.
      3. Số người béo phì tăng nhanh
      Theo các kết quả nghiên cứu tại 188 quốc gia, được công bố trên tạp chí Lancet ra ngày 29/4/2014, Việt Nam có tới 14% nam giới và 12% nữ giới đang ở tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Điều đáng nói ở đây là con số này gia tăng nhanh một cách chóng mặt.
      Riêng đối với trẻ em, theo số liệu năm 2013 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, khoảng 6,5% trẻ dưới 5 tuổi thuộc diện thừa cân hoặc béo phì. Riêng ở thành phố HCM, tỷ lệ này là lên tới 15,76%. Đối với lứa tuổi tiểu học, con số này còn cao hơn rất nhiều lần.
      4. Trên 90% người Việt Nam bị bệnh răng miệng
       Theo PGS-TS Trần Văn Trường – Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam cho biết, trên 90% dân số Việt Nam bị các bệnh liên quan đến răng miệng… Trong đó, có hơn 85% trẻ em ở độ tuổi 6-8 bị bệnh răng, cứ trung bình là 5,4 chiếc, nhưng 94% số trẻ này không được chữa trị.
      5. 80% dân số bị nhiễm ký sinh trùng
      Theo mốt số chuyên gia y tế, có 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, số người nhiễm giun tóc là 52% và nhiễm giun móc là 32%. Như vậy có thể thấy được chúng ta đã lãng phí một lượng lớn thực phẩm ăn vào để nuôi dưỡng các ký sinh trùng. Mỗi ngày, cứ 20 giun đũa có thể tiêu thụ là 0,7mg protein; 1 con giun móc tiêu thụ chừng 0,2ml máu. Chúng khiến người nhiễm gặp vấn đề về suy nhược cơ thể và có thể bị nhiễm thêm những vấn đề sức khỏe khác nữa.
      6. Suy dinh dưỡng trẻ em ở mức cao
      Hiện nay có khoảng 2,2 triệu trẻ em Việt Nam ở độ tuổi dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nghiêm trọng hơn suy dinh dưỡng thể thấp còi lúc nhỏ tuổi sẽ liên quan đến chiều cao khi trẻ trưởng thành.
      Để giảm tình trạng trên và có sức khỏe tốt cần chế độ dinh dưỡng cân bằng, các yếu tố cho dinh dưỡng cân bằng là:
      1. Protein
      Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với hầu hết mọi tế bào trong cơ thể. Bạn sử dụng protein để sản xuất các phân tử quan trọng, chẳng hạn như hormone và enzyme và để xây dựng và duy trì khối cơ. Protein cũng rất tốt trong việc kiểm soát cơn đói. Cơ thể bạn liên tục tổng hợp và tiêu thụ protein, do đó, điều quan trọng là phải có đủ protein trong chế độ ăn uống hàng ngày để thay thế những gì bạn đã sử dụng. Chúng tôi gợi ý 30% lượng calo hàng ngày của bạn đến từ protein thực vật hoặc protein nạt động vật, chẳng hạn như đậu nành, gia cầm, cá và trứng.
       2. Carbohydrate
      Cơ thể bạn cũng thích một loại chất dinh dưỡng khác, là chất bột đường (carbohydrate), vì lượng năng lượng của nó mang lại, vì vậy rất quan trọng trong việc cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Chúng tôi khuyên bạn nên có khoảng 40% lượng calo từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu, rau và trái cây. Không phải là các loại đường, tinh bột từ các món nướng, soda và bánh kẹo.
       3. Chất béo
      Cơ thể của bạn cũng cần một lượng nhỏ chất béo tốt, nhưng không quá nhiều; bạn chỉ nên cung cấp vừa đủ. Chất béo là một nguồn calo rất cao, đó là lý do tại sao bạn nên hạn chế chất béo ở mức 30% hoặc ít hơn lượng calo hàng ngày.
       4. Vitamin và khoáng chất
      Các vitamin và khoáng chất có liên quan đến nhiều phản ứng hóa học mà cơ thể bạn thực hiện mỗi ngày và nhiều khoáng chất như canxi và magiê có vai trò cấu trúc trong cơ thể. Một chế độ ăn uống cân bằng giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất bạn cần, và việc bổ sung đa dạng vitamin và khoáng chất thiết yếu hàng ngày giúp bạn có được lượng phù hợp.
       5. Dưỡng chất thực vật
      Thực phẩm từ thực vật tạo ra một loạt các hợp chất tự nhiên được gọi là dưỡng chất thực vật. Chúng chứa một số lợi ích, chẳng hạn như ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch và sửa chữa tổn thương DNA. Các sắc tố của chúng làm cho trái cây và rau quả có màu sắc đẹp. Đó là lý do tại sao có các bữa ăn từ thực vật đầy màu sắc là rất quan trọng.
      6. Chất xơ
      Chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp bạn no và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn thân thiện trong đường tiêu hóa. Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn chất xơ tốt nhất cho chế độ ăn kiêng, nhưng nếu bạn không thể nhận được 25 gam khuyến nghị mỗi ngày từ bữa ăn, bạn có thể bổ sung chất xơ từ thực phẩm bổ sung.
      7. Nước
      70% cơ thể con người là nước, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta cần giữ nước để duy trì sức khỏe. Cơ thể bạn cần nước để vận chuyển chất dinh dưỡng đến các tế bào và loại bỏ các chất thải. Nước cũng giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và bôi trơn các khớp, cơ quan và mô.
Trần Thị Dịu Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay7,088
  • Tháng hiện tại59,847
  • Tổng lượt truy cập5,290,126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây