Kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Sao Đỏ làm việc ở đâu?

Thứ năm - 09/08/2018 08:39
Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI) dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm là 10,9% cho giai đoạn 2017 – 2019. Thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2018-2025 trung bình mỗi năm cần 12-15 nghìn lao động có trình độ trong lĩnh vực thực phẩm.
1/ Tiềm năng ngành Công nghệ thực phẩm
          Lĩnh vực chế biến thực phẩm đã  và đang là ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, cả nước hiện nay hàng ngàn các nhà máy chế biến thực phẩm lớn nhỏ tập trung tại các khu vực thành phố lớn như TPHCM, Bình Dương, Hà Nội và các khu vực lân cận,... Với xu hướng toàn cầu hóa, trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0), vấn đề cạnh tranh về chất lượng, giá thành thực phẩm và thị trường tiêu thụ càng gay gắt. Vì thế các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm ngày càng quan tâm đến lao động có trình độ cao nhằm sản xuất, chế biến ra những sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý tăng sức cạch tranh của sản phẩm trên thị trường.
          Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI) dự báo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống sẽ duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm là 10,9% cho giai đoạn 2017 – 2019. Tại Việt Nam đã và đang có rất nhiều nhà máy thực phẩm của các tập đoàn quốc tế đầu tư sản xuất như Nestlé  tại Hưng Yên, Cocacola Bắc Giang, Pepsicola, Orion, bia Heineken, bia Taiger … hay trong nước nhiều công ty vươn lên phát triển mạnh mẽ như bia Hà Nội, Bia Sài Gòn,  Công ty cổ phần sữa Việt Nam, Tập đoàn TH True milk, Bánh kẹo Kinh Đô,… Trong giai đoạn 2017 – 2025 dự kiến trung bình mỗi năm  thị trường cần 12-15 ngàn lao động có trình độ trong lĩnh vực thực phẩm.
 
thang1
Lễ khánh thành nhà máy thực phẩm tại Hưng Yên của tập đoàn quốc tế Nestlé
(Nguồn Vietnamnet)
 
thang2
Lễ khánh thành nhà máy thực phẩm Masan Miền Bắc
                                                                         (Nguồn Masan)
2/ Ngành Công nghệ thực phẩm học cái gì?
          Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được đào tạo về các lĩnh vực như: Công nghệ sản xuất đồ uống như sản xuất rượu bia - nước giải khát, Công nghệ sản xuất bánh kẹo, trà, cà phê,  Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Công nghệ chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt, Sản xuất mía đường , Đồ hộp thịt, cá, rau quả,…
 
thang3
Thí nghiệm kiểm tra chất lượng nước giải khát của sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm
tại Đại học Sao Đỏ
 
thang4
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Sao Đỏ thực tập
tại Công ty cổ phần bia tươi FBT, Hà Nội.

 
3/ Việc làm sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm
          Sự đa dạng của ngành nghề chính là lợi thế giúp người học ngành Công nghệ thực phẩm dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp sau khi ra trường. Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể làm việc ở tất các các nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm như bia, rượu,nước giải khát, đường, sữa, bánh, kẹo, chế biến thịt, thủy sản, các công ty chế biến suất ăn công nghiệp, viện nghiên cứu thực phẩm, các cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm,…
 
thang5
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Sao Đỏ và đồng nghiệp
tại công ty Pepsico Bắc Ninh
 
thang61
 Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học Sao Đỏ và đồng nghiệp 
tại tập đoàn Nestlé

Tác giả bài viết: Ths Nguyễn Đức Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay451
  • Tháng hiện tại41,995
  • Tổng lượt truy cập4,856,061
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây